DS. Lê Bảo Trang – Khoa Dược

    1. Định nghĩa vi khuẩn kỵ khí

    Vi khuẩn kỵ khí là vi khuẩn phát triển trong điều kiện không có oxy và không thể phát triển trên bề mặt có 10% carbon dioxid trong không khí. Chúng được phân loại bằng khả năng yếm khí: yếm khí bắt buộc không thể chịu được oxy ở nồng độ 0,5%, những vi khuẩn kỵ khí quan trọng nhất Bacteroides fragilis, Prevotella melaninogenica (trước đó được phân loại là Bacteroides melaninogenicus) và Fusobacterium nucleatum spp là vi khuẩn kỵ khí ở mức độ vừa có thể chịu được oxy ở nồng độ 2-8%. Hầu hết những vi khuẩn trên có thể tồn tại trong không khí trong một thời gian, tuy nhiên chúng không thể sinh sản trong môi trường có oxy.

    2. Bằng chứng trên lâm sàng của nhiễm trùng kỵ khí

    - Chảy dịch có mùi hôi (cân nhắc chẩn đoán nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí)

    - Hệ đa vi khuẩn khi nhuộm Gram

    - Nhiễm trùng liên quan đến hệ vi khuẩn gần trên bề mặt có chất nhầy như nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường sinh dục nữ

    3. Vị trí nhiễm khuẩn

    - Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

    - Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

    - Nhiễm khuẩn răng

    - Nhiễm trùng khoang cổ sâu

    - Nhiễm trùng hỗn hợp

    - Nhiễm trùng ổ bụng

    - Nhiễm trùng đường sinh dục nữ

    ü  Viêm âm đạo do vi khuẩn

    ü  Áp xe tuyến Bartholin

    ü  Áp xe vùng chậu

    ü  Nhiễm trùng tử cung

    ü  Viêm nội mạc tử cung

    ü  Viêm phần phụ

    ü  Viêm tại ống dẫn trứng

    ü  Viêm dây chằng rộng

    ü  Viêm màng ối

    ü  Viêm tĩnh mạch huyết khối của các tĩnh mạch vùng chậu

    ü  Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật, thủ thuật sản/ phụ khoa

    ü  Nhiễm trùng sau khi sinh con hoặc thủ thuật, kể cả phá thai nội khoa

    - Nhiễm trùng mô mềm

    - Nhiễm trùng do thiết bị y tế cấy ghép

    - Áp xe

    - Nhiễm trùng huyết

    4. Tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí:

    - Đề kháng kháng sinh do vi khuẩn kỵ khí đang gia tăng và có thể dẫn đến kết cục điều trị kém. Tỷ lệ đề kháng dao động nhiều giữa các địa phương và cơ sở điều trị. Những thay đổi quan trọng nhất là việc giảm hoạt tính in vitro của kháng sinh Clindamycin, Cefoxitin, Cefotetan và Moxifloxacin trên vi khuẩn Bacteroides fragilis và những chủng liên quan (thường gọi là nhóm B. fragilis, bao gồm Parabacteroides distasonis, B. ovatus, B. thetaiotaomicron, B. uniformis, B. vulgatus, B.caccae, và B. eggerthii). Đây là những vi khuẩn kỵ khí chính gây nên nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn ổ bụng và nhiễm trùng máu.

    - Một nghiên cứu khảo sát tình hình đề kháng tại Mỹ trên 5.000 mẫu cấy B.fragilis từ 1997 đến 2004 và một số nghiên cứu khác có kết luận như sau:

    • Tần suất đề kháng của Clindamycin trên vi khuẩn B. fragilis tăng từ 3% năm 1987 đến 26% từ năm 1997 đến năm 2004. Tại một số cơ sở khám bệnh, tỷ lệ đề kháng Clindamycin của B. fragilis là 44%, thậm chí cao hơn tỷ lệ những vi khuẩn khác trong nhóm B. fragilis
    • Tỷ lệ đề kháng Moxifloxacin trong nghiên cứu tăng 38% của B. fragilis, và tỷ lệ đề kháng của cefoxitin là 10%.
    • Tỷ lệ đề kháng của các loại kháng sinh khác:

    ü  Ampicillin-sulbactam – 3%

    ü  Piperacillin-tazobactam – 0,5%

    ü  Tigecycline – 4%

    • Carbapenem (Ertapenem, Doripenem và Imipenem) thường có tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí tương đương nhau. Vi khuẩn B. fragilis có tỷ lệ đề kháng < 1% với các kháng sinh trên trong một số nghiên cứu. Một số nghiên cứu khác báo cáo tỷ lệ đề kháng cao hơn. Trong một nghiên cứu, tỷ lệ đề kháng với nhóm carbapenem lên đến 5%.

    - Một nghiên cứu khảo sát tại Canada từ năm 2010 và 2011 cho thấy 98 đến 99% mẫu cấy B. fragilis nhạy cảm với Metronidazol, Imipenem và Piperacillin-Tazobactam. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh Tigecyclin (81%), Cefoxitin (66%), Moxifloxacin (56%) và Clindamycin (52%).

    - Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn nhóm B. fragilis với Clindamycin và Moxifloxacin giảm nhiều trong những nghiên cứu khác. Trong 1.957 mẫu cấy tại bệnh viện tại Mỹ thu thập từ 2006 đến 2009, có tới 60% chủng đề kháng với Clindamyicn và 88% đề kháng với Moxifloxacin.

    - Chỉ có một loại trong hàng trăm chủng vi khuẩn của B. fragilis đề kháng với Metronidazol. Tùy vào mỗi loại vi khuẩn, 0 đến 23% mẫu phân lập B. fragilis đề kháng với Cefoxitin. Gần 5% các mẫu phân lập đề kháng Tigecyclin

    5. Các nhóm kháng sinh điều trị vi khuẩn kỵ khí

    Penicillins – Penicillin G, ampicillin và amoxicillin có tác dụng tương đương trên vi khuẩn kỵ khí và thường được ưu tiên sử dụng, ngoại trừ trên những nhiễm trùng liên quan đến nhóm vi khuẩn B. fragilis, các vi khuẩn gram âm kỵ khí khác sản sinh ra men beta-lactamase, và một số vi khuẩn nhóm Clostridia (C. ramosum, C innocuum) và Prevotella spp. Methicillin, Nafcillin và Oxacillin thường yếu hơn Penicillin G. Carbenicillin, Piperacillin và Ticarcillin thường có hoạt tính trên vi khuẩn kỵ khí, và gần tối ưu trên nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn B. fragilis. Chất ức chế men beta-lactamase cho thấy hoạt tính tốt trên vi khuẩn kỵ khí bao gồm B. fragilis. ngoại trừ là B. distasoni.

    Carbapenem – Imipenem, Ertapenem, Doripenem và Meropenem có hoạt tính tốt trên vi khuẩn kỵ khí, bao gồm vi khuẩn nhóm B. fragilis. Việc sử dụng Doripenem liên quan đến tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy.

    Macrolid – Kháng sinh nhóm macrolid có hoạt tính trên in vitro tốt trên nhiều vi khuẩn kỵ khí hơn so với vi khuẩn B. fragilis và những vi khuẩn kỵ khí, nhưng kinh nghiệm công bố trên lâm sàng còn hạn chế.

    Clindamycin – Clindamycin là kháng sinh được ưu tiên sử dụng trên nhiễm trùng kỵ khí, bao gồm nhiễm trùng huyết do B. fragilis, nhưng xuất hiện đề kháng đối với B. fragilis, Prevotella, một số vi khuẩn peptostreptococci và một số vi khuẩn nhóm Clostridia.

    Fluoroquinolon – Moxifloxacin được xem là tác nhân được ưu tiên lựa chọn trong kháng sinh nhóm fluoroquinolon để điều trị nhiễm trùng kỵ khí liên quan đến nhóm vi khuẩn B.fragilis. Tuy nhiên, tỷ lệ đề kháng 57% của vi khuẩn B. fragilis được báo cáo nhiều gần đây.

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. 1.      Cynthia L Sears, MD. (2022). Anaerobic bacteria: History and role in normal human flora 

    https://www.uptodate.com/contents/anaerobic-bacteria-history-and-role-in-normal-humanflora?search=Anaerobic%20bacteria:%20History%20and%20role%20in%20normal%20human%20flora&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

     

    1. 2.      Cynthia L Sears, MD. (2022). Anaerobic bacterial infections https://www.uptodate.com/contents/anaerobic-bacterial-infections?search=Anaerobic%20bacterial%20infections&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1
    Ds. Lê Bảo Trang

    Connect with Tu Du Hospital