1. Thông tin về các chế phẩm chứa sắt hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện(1)(2)(3)(7)

    Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị liều bổ sung sắt hằng ngày là 30-60mg sắt nguyên tố trong suốt quá trình mang thai đến sau khi sinh 1 tháng để phòng ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, sinh nhẹ cân. Tuy nhiên, sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu gia tăng trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, ngoài khẩu phần ăn có chứa sắt hằng ngày, bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.

    Sự hấp thu sắt diễn ra ở tá tràng và đoạn gần hỗng tràng, phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật lý của nguyên tố sắt. Ở pH sinh lý, sắt tồn tại dạng oxy hóa (Fe3+), để được hấp thu, sắt phải ở trạng thái Fe2+ hoặc liên kết với heme.

    Hiện nay, trên thị trường có các chế phẩm chứa các loại muối sắt/ phức hợp sắt khác nhau, mỗi loại có tỉ lệ sắt nguyên tố được trình bày theo Bảng 1.1.

    Bảng 1.1. Tỷ lệ sắt nguyên tố tính theo loại muối sắt/phức hợp sắt

    Dạng muối sắt/phức hợp sắt

    Tỷ lệ sắt nguyên tố

    Sắt (II) gluconat

    12%

    Sắt (II) sulfat (hydrad hóa, khô)

    20%; 30%

    Sắt (II) bisglycinat

    27%

    Sắt (II) fumarat

    33%

    Sắt (II) carbonat

    48%

    Sắt (III) hydroxyd polymaltose

    25%

    Sắt (III) protein succilynat

    35%

    Sắt (III) polysaccharid

    46%

    Bảng 1.2. Hàm lượng sắt nguyên tố của từng chế phẩm hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện

    Dạng muối sắt/
    phức hợp sắt

    Hàm lượng sắt nguyên tố/
    đơn vị

    Tên chế phẩm

    Dạng bào chế

    Đóng gói

    Sắt (II) sulfat (hydrad hóa, khô)

    18mg/viên

    Globifer Plus*

    Viên nén

    Hộp 2 vỉ × 20 viên

    37mg/viên

    Ferrola

    Viên nén bao phim tan trong ruột

    Hộp 5 vỉ × 10 viên

    45mg/viên

    Eskafolvit Capsule

    Viên nang bao tan trong ruột

    Hộp 15 vỉ × 6 viên

    50mg/viên

    Pymeferon B9

    Viên nang cứng

    Hộp 10 vỉ × 10 viên

    Sắt (II) bisglycinat

    28mg/viên

    Fevizin*

    Viên nang mềm

    Hộp 1 lọ × 30 viên

    28mg/viên

    Iron Biofaktor*

    Viên nang cứng

    Hộp 3 vỉ × 10 viên

    Sắt (II) fumarat

    19,8mg/viên

    Fericap

    Viên nang mềm

    Hộp 10 vỉ × 10 viên

    Sắt (III) hydroxyd polymaltose

    89mg/viên

    Gonsa saflic

    Viên nang mềm

    Hộp 6 vỉ × 10 viên

    100mg/viên

    Ironfolic

    Viên nén nhai

    Hộp 10 vỉ × 10 viên

    100mg/viên

    Saferon

    Viên nén nhai

    Hộp 3 vỉ × 10 viên

    50mg/ống

    Hemopoly solution

    Dung dịch uống

    Hộp 10 ống thủy tinh ×5ml

    50mg/ống

    Polyhema

    Dung dịch uống

    Hộp 40 ống nhựa × 10ml

    50mg/ống

    Atiferlit

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa ×5ml

    50mg/ống

    Fogyma

    Dung dịch uống

    Hộp 40 ống nhựa × 10ml

    50mg/ống

    Pokemine

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    50mg/ống

    Vitasun

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    100mg/ống

    Hemafolic

    Dung dịch uống

    Hốp 30 ống thủy tinh × 10ml

    50mg/5ml

    Santafer

    Dung dịch uống

    Hộp 1 chai 150ml

    50mg/ml

    Saferon Drop

    Dung dịch uống

    Hộp 1 lọ 15ml kèm ống nhỏ giọt

    25mg/ống

    Feron Vip*

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa 5ml

    Sắt (III) protein succilynat

    40mg/lọ

    Ferlatum

    Dung dịch uống

    Hộp 10 lọ nhựa × 15ml

    Sắt (III) polysaccharid

    150mg/viên

    Hemoq mom

    Viên nang cứng

    Hộp 3 vỉ × 10 viên

    *: Thực phẩm chức năng

    2. Thông tin các chế phẩm chức canxi hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện (1)(2)(5)

    Canxi có vai trò quan trọng tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi và đảm bảo nhu cầu canxi cho thai phụ. Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên 1200mg/ngày cao hơn khi chưa mang thai (800mg/ngày). Thiếu hụt canxi có thể gây mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa có thể gây co giật do hạ canxi huyết quá mức ở phụ nữ mang thai. Còn đối với thai nhi, thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, còi xương bẩm sinh, biến dạng xương...

    Hiện nay, trên thị trường có các chế phẩm chứa các dạng muối canxi/phức hợp canxi khác nhau, mỗi dạng muối có tỷ lệ canxi nguyên tố khác nhau, được trình bày trong Bảng 2.1.

    Bảng 2.1. Tỷ lệ canxi nguyên tố tính theo loại muối canxi

    Dạng muối canxi/phức hợp canxi

    Tỷ lệ canxi nguyên tố

    Calci glubionat

    6,5%

    Calci gluconat

    9,3%

    Calci lactat

    13%

    Calci glucoheptonat

    16,4%

    Calci citrat

    21%

    Calci phosphat dibasic

    23%

    Calci phosphat tribasic

    38%

    Calci carbonat

    40%

    Calci amino acid chelate

    20%

    Bảng 2.2. Hàm lượng canxi nguyên tố của từng chế phẩm hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện

    Dạng muối sắt/
    phức hợp sắt

    Hàm lượng sắt nguyên tố/
    đơn vị

    Tên chế phẩm

    Dạng bào chế

    Đóng gói

    Calci gluconat

    98,6mg/viên

    Canxi Nano Fuji*

    Viên nang mềm

    Hộp 6 vỉ × 5 viên

    210mg/viên

    Trical Francese*

    Viên nang cứng

    Hộp 2 vỉ ×15 viên

    Calci lactat

    64,8mg/ống

    Grow-F

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    64,8mg/ống

    Pancal

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống thủy tinh× 10ml

    65mg/ống

    Duchat

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 7,5ml

    84,5mg/ống

    Calcolife

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    Calci glucoheptonat

     

    45mg/ống

    Calcium Nic-Extra

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 5ml

    90mg/ống

    Calcium Nic-Plus

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    90mg/ống

    Calciumboston Ascorbic

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    90mg/ống

    Opecalcium

    Dung dịch uống

    Hộp 20 ống nhựa × 10ml

    Calci citrat

    252mg/viên

    Calcitrat*

    Viên nang

    Hộp 1 lọ × 30 viên

    105mg/viên

    Roberta*

    Viên nang cứng

    Hộp 4 vỉ × 15 viên

    Calci phosphat

    57mg/gói

    Calciumgeral

    Dung dịch uống

    Hộp 20 gói × 15ml

    120mg/viên

    Pm NextGcal

    Viên nang cứng

    Hộp 5 vỉ × 12 viên

    Calci carbonat

    500mg/viên

    Agi-calci

    Viên nén bao phim

    Hộp 20 vỉ × 10 viên

    500mg/viên

    Calci-D3

    Bột pha hỗn dịch uống

    Hộp 24 gói × 3g

    160mg/viên

    Osteomed Tablets

    Viên nén bao phim

    Hộp 2 vỉ × 15 viên

    100mg/viên

    Zedcal OP Tablets

    Viên nén bao phim

    Hộp 5 vỉ × 6 viên

    400mg/viên

    Osteocare Tablets*

    Viên nén

    Hộp 30 viên

    450mg/viên

    Magnesium+Calcium +D3*

    Viên nén

    Hốp 3 vỉ × 10 viên

    600mg/viên

    Flechos+*

    Viên nén

    Hốp 6 vỉ × 10 viên

    750mg/viên

    Nutridom Totsal Calcium*

    Viên nang mềm

    Hộp 1 lọ × 60 viên

    Calci amino acid chelate

    280mg/viên

    Chela-Calcium D3*

    Viên nang

    Hộp 2 vỉ × 15 viên

    500mg/viên

    Osteoblock forte*

    Viên

    Hộp 60 viên

    *: Thực phẩm chức năng

    3. Những lưu ý khi bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi (1)(4)(6)

    - Sắt có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh. Nguồn sắt từ động vật dễ hấp thu hơn nguồn sắt từ thực vật. Lượng vitamin C và chất đạm trong khẩu phần ăn làm tăng khả năng hấp thu sắt. Ngược lại tanin và phytat lại cản trở sự hấp thu sắt. Các thuốc Doxycyclin, kháng sinh nhóm Quinolon, antacid, than hoạt làm giảm sự hấp thu sắt. Phần lớn các chế phẩm bổ sung sắt nên được uống lúc bụng đói để tối ưu hóa sự hấp thu sắt, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.

    - Tác dụng phụ của các chế phẩm sắt đường uống bao gồm ợ nóng, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, táo bón và làm phân đen. Tốt nhất là nên bắt đầu sử dụng với liều lượng nhỏ và sau đó tăng dần liều lượng.

    - Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, hàm lượng tương đối nhiều (100-120mg/100ml sữa nước pha chuẩn), tỷ lệ hấp thu cao. Các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng có hàm lượng canxi cũng khá phong phú. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng nhiều rau củ quả, không quá kiêng khem, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi hoặc uống bổ sung canxi là cần thiết cho phụ nữ mang thai. Vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho vào cơ thể. Vì vậy việc bổ sung canxi nên được chỉ định kèm với bổ sung vitamin D để tăng hấp thu canxi. Canxi làm giảm sự hấp thu của các thuốc dùng chung như: biphosphonat (điều trị loãng xương), kháng sinh nhóm fluoroquinolon và tetracyclin, levothyroxin, phenytoin, và dinatri tiludronate (điều trị bệnh Paget’s), dầu khoáng và chất nhuận tẩy làm giảm hấp thu canxi. Thời điểm bổ sung canxi lý tưởng là buổi sáng hoặc buổi trưa, ngay sau các bữa ăn. Tránh bổ sung canxi vào buổi chiều hoặc buổi tối vì tình trạng lắng đọng canxi có thể dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, táo bón.

    - Tác dụng của các chế phẩm chứa canxi chủ yếu trên dạ dày-ruột, đầy hơi, táo bón hoặc kết hợp các triệu chứng trên. Khắc phục bằng cách chia nhỏ liều trong ngày hoặc dùng chung với bữa ăn có thể giúp giảm những triệu chứng trên.

    - Canxi làm giảm nồng độ sắt hấp thu vào máu do làm tăng pH dịch vị và giảm sự hấp thu sắt ở ruột. Do đó, 2 thuốc này nên được sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hướng dẫn quốc gia, Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08/3/2017

    2. Thông tin kê toa, hướng dẫn sử dụng sản phẩm

    3. Pharmacotherapy, a Pathophysiologic Approach, tenth edition

    4. Goodman and Gilman’s, The Pharmacological Basis of Therapeutics, 13th Edition, 2017

    5. http://www-users.med.cornell.edu/~spon/picu/calc/cacalc.html

    6. https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/

    7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448204/

    DS. Cao Phan Thu Hằng

    Connect with Tu Du Hospital