Trong 6 tháng đầu năm 2020 Bệnh viện Từ Dũ đã gửi gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia 207 báo cáo ADR, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2019 (140 báo cáo). 

    Tất cả các báo cáo gửi về khoa Dược đều đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, khoảng 5% các báo cáo ADR chưa lựa chọn thông tin chính xác cho câu hỏi “Tái sử dụng thuốc bị nghi ngờ có xuất hiện lại phản ứng hay không?”.Tất cả các báo cáo ADR đều được khoa Dược thẩm định, cập nhật, xác nhận trước khi gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia.

    1.Phân bố theo tháng:


     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR thấp hơn tại thời điểm tháng 1,2,3/2020, tương ứng với việc giảm số lượng người bệnh trong các tháng này do dịch bệnh Covid-19. Số lượng báo cáo ADR trong các tháng 4,5,6 gia tăng trở lại và phân bố đồng đều. Dù chịu sự ảnh hưởng của Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020 số lượng báo cáo ADR trung bình trong là 31 báo cáo/tháng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019 (23 báo cáo/tháng). Việc này cho thấy các khoa phòng đã thực hiện rất nghiêm túc việc theo dõi và báo cáo ADR.

    2.Phân bố số báo cáo ADR theo khoa:


     

    Nhận xét:

    Trong năm 2020, khoa Dược đã nhận được báo cáo ADR từ nhiều khoa lâm sàng hơn (14 khoa trong 6 tháng đầu năm 2020 so với 11 khoa cùng kỳ năm 2019) và số lượng báo cáo từ các khoa phòng cũng được phân bố đồng đều hơn. Khoa Sản N1 và Sản N2 tiếp tục là 2 khoa có số lượng báo cáo ADR cao nhất, chiếm tỉ lệ lần lượt là 15,9% (30 báo cáo ADR) và 14,9% (28 báo cáo ADR). Số lượng báo cáo ADR của khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức (GMHS) tăng 36,8% (26 báo cáo ADR) so với cùng kỳ 2019 (19 báo cáo ADR). Việc gia tăng số lượng báo cáo ADR góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá lợi ích, nguy cơ của thuốc, tăng cường việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

    3. Phân bố báo cáo ADR theo người báo cáo

     

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    Hộ sinh

    150

    72,5%

    Bác sĩ

    47

    22,7%

    Dược sĩ

    10

    4,8%

    Nhận xét:

    Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu vẫn là Hộ sinh với 150 báo cáo, duy trì ở tỷ lệ 72,5%, tiếp theo là Bác sĩ với 47 báo cáo chiếm tỷ lệ 22,7%, tuy số lượng báo cáo ADR do bác sĩ thực hiện tăng nhưng tỉ lệ giảm so với 6 tháng đầu năm 2019 (26,7%). Năm 2020, số lượng báo cáo ADR thực hiện bởi Dược sĩ tăng với 4,8% (10 báo cáo ADR) so với cùng kỳ năm 2019 (2,1% - 3 báo cáo ADR).

    4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

    STT

    Nhóm thuốc

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    1

    Kháng sinh

    87

    42,0%

    2

    Giảm đau hạ sốt

    85

    41,4%

    3

    Thuốc thúc đẻ, cầm máu

    11

    5,31%

    4

    Thuốc khác

    24

    11,6%

    Nhận xét:

    Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 42,0% (87 báo cáo ADR), trong đó hoạt chất Cefotaxim chiếm 41,4% tổng số báo cáo ADR liên quan đến kháng sinh.

    Tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm tỷ lệ 41,4% (85 báo cáo ADR), trong đó hoạt chất Diclofenac chiếm 88%, hoạt chất Paracetamol chỉ chiếm 12%. Tỷ lệ này phù hợp với việc các thuốc này được chỉ định thường xuyên nhất tại Bệnh viện Từ Dũ.

    Có 12 báo cáo ADR không xác nhận được nguyên nhân do sử dụng đồng thời nhiều thuốc, và ghi nhận 02 báo cáo ADR từ thuốc điều trị ung thư trong 6 tháng đầu năm 2020.

    5. Phân bố các báo cáo ADR theo tiền căn dị ứng thuốc


     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 18,8% (39 báo cáo ADR), tăng so với cùng kỳ năm 2019 (13,6%). Qua đó, nhân viên y tế cần lưu ý hơn việc khai thác tiền sử dị ứng và chỉ định thuốc để bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc.

    Tuy nhiên, thống kê tiền sử dị ứng thuốc trên 207 báo cáo ADR cho thấy: có 5,3% người bệnh khai dị ứng thuốc không rõ loại, 4,8% khai dị ứng thức ăn, tương ứng với khoảng 10% các trường hợp không thể thu thập thông tin nhiều hơn để hỗ trợ việc lựa chọn, chỉ định thuốc. Tỷ lệ này phản ánh khó khăn của nhân viên y tế trong việc khai thác tiền sử dị ứng thuốc và chỉ định thuốc cho người bệnh có tiền sử bị mẫn cảm.  

    6. Phương hướng thực hiện công tác theo dõi và báo cáo ADR trong 6 tháng cuối năm 2020

     

    -      Áp dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, công sức trong công việc báo cáo, lưu trữ, quản lý báo cáo ADR tại Bệnh viện.  

    -      Phối hợp với công nghệ thông tin, khoa Dược theo dõi chi tiết hơn về chất lượng của báo cáo ADR qua việc thẩm định báo cáo mỗi ngày.  

    -      Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền để gia tăng số lượng, chất lượng báo cáo ADR 

    -      Lập bảng thông tin để báo cáo ADR chi tiết hơn ở các nội dung: 

    +     Mô tả biểu hiện ADR 

    +     Tái sử dụng thuốc bị nghi ngờ có xuất hiện lại phản ứng hay không 

     

     

    Ds Nguyễn Hoàng Linh Đan

    Connect with Tu Du Hospital