Nội dung:      Thực hành an toàn khi tiếp xúc với thuốc gây độc tế bào

    I. MỞ ĐẦU 

    - Thuốc độc tế bào (Cytotoxic drug) là những thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý ác tính bằng cách trực tiếp tiêu diệt tế bào.

    - Một khảo sát của Falck K et al, 19791 cho thấy chất độc tế bào hiện diện trong nước tiểu của điều dưỡng khi có tiếp xúc với platinium, cyclophoaphomid, iphosphamide.

    - Khảo sát Anderson RW et al, 19822 đã phát hiện sự có mặt của tác nhân kháng ung thư trong nước tiểu của nhân viên dược thực hiện pha thuốc đã dùng tủ hút hơi ngang và găng/mặt nạ.  Nếu dùng tủ  hút hơi thẳng lên phía trên và găng/mặt nạ thì không phát hiện tác nhân trong nước tiểu.

     II. AN TOÀN KHI TIẾP XÚC VỚI THUỐC ĐỘC TẾ BÀO 

    * Với người bệnh:

    Thuốc phải được dùng đúng người, đúng bệnh, đúng tiên lượng và phòng ngừa hoặc hạn chế được tác dụng độc của thuốc để người bệnh không phải chịu thêm tác hại “phụ cận”.

    * Với nhân viên y tế:

    Phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế hành nghề mà không bị nhiễm bệnh nghề nghiệp.

    Vì thế thực hành an toàn là vai trò quyết định của nhân viên y tế.

    1. Yêu cầu 1:

    - Không được nhầm lẫn về thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, cách dùng, đường dùng, thời điểm/thời gian dùng thuốc.

    - Giải pháp :    - Kiểm tra kỹ nội dung đơn thuốc

                            - Làm nhãn phụ khi pha thuốc

                            - Thực hiện theo SOP (quy trình thao tác chuẩn) để không nhầm lẫn khi pha.

                            - Kiểm tra đối chiếu trước khi dùng cho bệnh nhân  

    2. Yêu cầu 2:

    - Thuốc dùng cho bệnh nhân đảm bảo đúng chất lượng, đúng bệnh.

    - Giải pháp:     - Tuân thủ quy trình SOP, hạn sử dụng, ngày sản xuất

                            - Đảm bảo vô trùng khi pha chế

                            - Loại trừ tương tác, tương kỵ

                            - Hàm lượng/nồng độ sau khi pha chế trong giới hạn sử dụng

                            - Điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản/sử dụng tối đa sau khi pha chế

    - Lưu ý các dấu hiệu biến đổi chất lượng (vẩn đục, tách lớp, tủa, đổi màu…) ngay trước khi sử dụng và trong quá trình sử dụng

    3. Yêu cầu 3:

    - Phải có SOP cho người tiếp xúc với thuốc độc tế bào

    - Ngăn ngừa sự phơi nhiễm của nhân viên y tế khi tiếp xúc với các chất độc tế bào và những hóa chất nguy hiểm khác.    

    III. CÁC NGUY CƠ PHƠI NHIỄM TRONG THỰC HÀNH 

    - Sự phơi nhiễm do làm rơi vỡ các lọ thuốc chứa đụng chất độc tế bào

    - Phơi nhiễm trong lúc sang chiết, pha chế: thuốc rơi vãi, dính bên ngoài bao bì đựng thuốc và dính vào rổ lúc vận chuyển, khay đựng, quần áo của nhân viên pha chế, các tay nắm cửa hoặc khóa vòi nước, điện thoại, mặt bàn….

    - Đường hô hấp: Hít phải thuốc dạng khí dung khi pha chế

    - Đường da: Thuốc thấm qua da khi bị trào, đổ hoặc khi tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh hóa trị

    - Tiêu hóa: Thức ăn, nước uống, thuốc lá bị nhiễm

    - Tiêm: Bị kim đâm vào tay, giọt bắn khi vô ý đuổi bọt khí trước khi tiêm… 

    IV. THỰC HÀNH AN TOÀN PHA THUỐC ĐỘC TẾ BÀO 

    1. Công tác quản lý

    * Lãnh đạo:

    - Chỉ đạo biên soạn và giám sát việc tuân thủ SOP phòng tránh sự nhiễm độc do nghề nghiệp

    - Đầu tư trang thiết bị và bảo hộ lao động đúng quy cách

    - Có chính sách riêng với nhân viên pha chế thuốc độc tế bào

    - Đánh giá chủ động: Dùng dung dịch Quinone. HCl/acid citric, soi huỳnh quang để phát hiện phơi nhiễm kịp thời

    *  Nhân viên pha thuốc:

    - Những người không được tham gia:

    + Có thai, chuẩn bị có thai, đang cho con bú

    + Có bệnh về hô hấp, da, bệnh lý bất thường khác

    + Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch

    - Khi pha thuốc: Không đeo trang sức và không dùng mỹ phẩm

    - Tuân thủ quy trình

    - Trong khu vực  có nguy cơ phơi nhiễm không trữ thức ăn, nhai kẹo, hút thuốc

    - Tránh làm việc liên tục trong khu vực pha chất độc tế bào (cần phải luân phiên nhiều người, nhiều lần)

    - Kiểm tra kỹ sức khỏe định kỳ cho nhân viên pha chế 6 tháng/1 lần

    * Phương tiện bảo vệ và thiết bị chuyên dụng:

    - Quần áo bảo hộ, gang tay, mặt nạ

    - Trang bị tủ an toàn sinh học BSC (Biological safety cabinet)

    - Hút khí một chiều (vertical-flow), tấm chắn lọc khí vào.

    - Áp suất âm, kim lấy thuốc giảm áp

    - Khí ra lọc qua than hoạt.

    2. Nguyên tắc thao tác

    - Sát khuẩn nắp cao su bằng gạc tẩm cồn

    - Rút thuốc bằng kim giảm áp không để thuốc phát tán

    - Lau kỹ mặt ngoài chai thuốc

    - Thuốc dư trong bơm: bơm trả lại lọ hoặc bơm vào lọ tiệt trùng khác có dán nhãn lưu ý

    - Không đậy nắp kim sau sử dụng

    - Kim, bơm tiêm, dây truyền dịch đã sử dụng phải bỏ vào túi, hộp có nắp đậy đúng quy định và dán nhãn cảnh báo.

    3. Vận chuyển, giao nhận thuốc độc tế bào

    - Từ nhà cung cấp đến khoa dược

    - Từ khoa dược dến khoa điều trị

    - Lưu ý tất cả bao bì phải được đậy kín, che chắn và chèn kỹ

    - Không dùng đường ống để vận chuyển thuốc độc tế bào

    4. Xử lý rác thải và chất thải

    - Kim, bơm tiêm, catheter, túi, lọ thuốc (hết hoặc còn), găng, khẩu trang, tấm lọc khí: giữ nguyên đốt ở t° 1200°C

    - Chất thải của người bệnh vẫn còn chất độc tế bào

    - Vận chuyển rác thải cho vào túi kín, dán nhãn cảnh báo

    5. Xử lý khi bị vấy nhiễm

    - Trang bị bộ xử lý:

                + Bảng hướng dẫn

                + Dấu hiệu cảnh báo, cô lập

                + Áo choàng, găng, giày ống, nón, kính, khẩu trang

                + Dụng cụ gom rác bằng nhựa, tấm hút dịch, giẻ lau

                + Dung dịch tẩy rửa alkaline

                + Hộp đựng chất thải

                + Biên bản báo cáo sự việc

    - Xử lý sự cố :

                + Vệ sinh từ ngoài vào trong

                + Cô lập, đặt bảng cảnh báo

                + Mặc quần áo bảo hộ đúng quy cách

                + Hút/ thấm chất độc, lau sạch với dung dịch alkaline 2 lần

                + Rửa lại bằng nước sạch và lau khô bề mặt bị vấy nhiễm

                + Gom bỏ tất cả các vật dụng bị vấy nhiễm vào túi 2 lớp

                + Rửa tay kỹ với xà phòng và nước

    - Xử lý vấy nhiễm da, mắt:

                + Không sử dụng bàn chải để tránh làm trầy xước da

                + Rửa với NaCl 0,9% hoặc rửa với nước ít nhất 15 phút nhưng không rửa trực tiếp dưới vòi nước.

    6. Quản lý nguy cơ

    - Lập và thông báo danh sách thuốc độc tế bào

    - Đánh giá nguy cơ, theo dõi được đường đi của thuốc

    - Kiểm soát phơi nhiễm:

                + Sử dụng thuốc an toàn hơn

    + Huấn luyện, giám sát nhân viên pha chế

    + Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    + Luân chuyển nhân viên pha thuốc

    + Cách ly kho/phòng pha thuốc

    + Trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân, thiết bị hỗ trợ, tủ an toàn sinh học

    V. AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

    - Đảm bảo an toàn khi pha thuốc độc tế bào

    - Hiệu quả về kinh tế: Tiết kiệm được lượng thuốc dư của mỗi người bệnh

    - Bảo vệ được nhân viên y tế

    Tóm lại:

    - Nguy cơ phơi nhiễm với thuốc độc tế bào đều có thể dự phòng với phương châm:

                Safe = Knowledge + Technology

    - Xây dựng Quy trình thao tác chuẩn với thuốc độc tế bào và tuân thủ SOP là chìa khóa để đảm bảo an toàn.

    - Có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống từ nhà quản lý, nhà sản xuất đến người thao tác pha thuốc và thực hiện thuốc cho người bệnh.

    - Tổ chức pha thuốc độc tế bào an toàn sẽ đạt hiệu quả kinh tế.

    Tài liệu: 

    1. Falck K, Grolin PSorsa M et al, Mutagenicity in urine of nurses handling cytostatic drugs. Lancet 1979; 1:1250-1251

    2. Anderson RW, Pukett WH, Dana WJ et al, Risk of handling injectable antineoplastic agents, Am J Hos Pharm 1982; 39: 1881-1887                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

    3. Preventing occupation exposure to antineoplastic and other hazardous drugs in health care setting – CDC, National institute for Occupational Safety and Health, 2006

    4. Safety Assessment and Revision of a Central Cytostatic Unit According to ESOP Guidelines – European Conference of Oncology Pharmacy, 27-29 september 2012 – European Joumal of Oncology Pharmacy, Vol.6, 2012

    5.Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế

    6. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT  quy định về việc quản lý chất thải y tế, ban hành ngày 31/12/2015 

    7. Báo cáo trong Hội thảo chuyên đề Tăng cường thực hành dược ung thư, nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân của TS. DS. Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa dược, BV. Chợ Rẫy

    DS. Huỳnh Thị Kim Hằng

    Connect with Tu Du Hospital