Tổng số báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2016 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 83 báo cáo, là 1 trong 10 bệnh viện báo cáo ADR nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2016. So với số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2015 (60 báo cáo), số lượng báo cáo ADR tăng 23 báo cáo


    Về chất lượng báo cáo ADR:

    Các báo cáo ADR có khoảng 95% báo cáo đạt đầy đủ thông tin. Các báo cáo thường thiếu thông tin của người báo cáo (bao gồm số điện thoại, địa chỉ email)

     1.Phân bố theo tháng:

     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR phân bố đều trong các tháng, trung bình 13.8 báo cáo/tháng, tăng so với 6 tháng đầu năm 2015 (10 báo cáo/tháng), tập trung nhiều hơn vào tháng 3 với 19 báo cáo chiếm tỷ lệ 22.9%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 2 với 8 báo cáo chiếm tỷ lệ 9.6%

     2.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR từ khoa Sanh cao nhất với 23 báo cáo chiếm tỷ lệ 27.7%, tiếp theo là khoa Hậu Sản M với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 15.7%, khoa Phụ với 12 báo cáo chiếm tỷ lệ 14.5%, khoa Hậu Phẫu với 9 báo cáo chiếm tỷ lệ 10.8%. Đây là những khoa rất tích cực trong công tác theo dõi và báo cáo ADR góp phần đánh giá lợi ích, nguy cơ của thuốc, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

    Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm: Hậu Sản H, Cấp Cứu Chống Độc, Ung bướu phụ khoa và phòng khám. 

    3. Phân bố số báo cáo ADR theo người báo cáo

     

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    Bác sĩ

    41

    49.4%

    Dược sĩ

    3

    3.6%

    NHS

    39

    47%

     

    Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 41 báo cáo chiếm tỷ lệ 49.4%, có giảm so với năm 2015 (71.7%), tiếp theo là Nữ hộ sinh với 39 báo cáo chiếm tỷ lệ 47%, tăng so với năm 2015 (26.6%), Dược sĩ với 03 báo cáo chiếm tỷ lệ 3.6%, tăng so với năm 2015 (1.7%) 

    4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc 

    STT

    Nhóm thuốc

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    1

    Kháng sinh

    43

    51.8%

    3

    Thuốc giảm đau

    27

    32.5

    4

    Oxytocin

    2

    2.4%

    7

    Thuốc khác

    11

    13.3%

     

    Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với báo cáo chiếm tỷ lệ 51.8% giảm so với năm 2015 (60%), tiếp theo là thuốc giảm đau với 27 báo cáo chiếm tỷ lệ 32.5% tăng so với năm 2015 (21.7%).

    Không ghi nhận báo cáo ADR từ thuốc ung thư so với 6 tháng đầu năm 2015

    5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân


     Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 67 báo cáo chiếm tỷ lệ 80.7%, tăng so với năm 2015 (80%). Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 19.3%, tăng so với 6 tháng đầu năm 2015 (15%), thể hiện nhân viên y tế có sự quan tâm trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân, do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR.

    6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

    Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:

    - Nhóm thuốc kháng sinh (43 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Cefadroxil, Clindamycin trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 58.1% (25 báo cáo), giảm so với năm 2015 (66.7%)

    - Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau (27 báo cáo) với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 85.2% (23 báo cáo) tăng so với năm 2015 (76.9%)

    Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

    Connect with Tu Du Hospital