banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

27/01/2010

So sánh hiệu quả của sắt & sắt kết hợp với Erythropoietin trong phòng ngừa thiếu máu ở trẻ ss non tháng

BS. Hồ Bích Châu
BS. Lâm Thị Mỹ
BS. Ngô Minh Xuân
  Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ

TÓM TẮT:

Mục đích: trẻ non tháng thường bị thiếu máu nặng và cần phải truyền máu, điều này gây ra nhiều nguy cơ. Nghiên cứu này thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của Erythropoietin phối hợp với sắt so với sắt đơn thuần trong phòng ngừa thiếu máu ở trẻ non tháng.

Đối tượng nghiên cứu: từ tháng 8/2008 đến tháng 5/2009, 106 trẻ sơ sinh ở khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm sử dụng Erythropoietin và sắt và nhóm chỉ sử dụng sắt.

Tiêu chuẩn: trẻ 14 ngày tuổi, cân nặng lúc sanh ≤1500g, tuổi thai≤33 tuần.

Nhóm Erythropoietin + sắt (53 trẻ): nhận erythropoietin 250ui/kg/lần x 3 lần/tuần  tiêm dưới da trong tối đa 5 tuần + sắt 3mg/kg/ngày uống.

Nhóm sắt (53 trẻ): uống sắt 3mg/kg/ngày.

Tất cả được theo dõi trong 5 tuần.

Kết quả: Hct và Hb cao hơn có ý nghĩa ở nhóm được dự phòng với erythropoietin và sắt so với nhóm chỉ dùng sắt sau ngày thứ 14 của nghiên cứu với P=0,001, và sự  khác biệt này cao cho đến cuối thử nghiệm (p<0,001). 14 trẻ thiếu máu ở nhóm dự phòng với erythropoietin và sắt so với 51 trẻ thiếu máu khi được dự phòng  với sắt. 19 trẻ phải truyền máu đều thuộc nhóm chỉ uống sắt.

Kết luận: kết quả của nghiên cứu này xác định hiệu quả của Erythropoietin trong phòng ngừa thiếu máu ở trẻ non tháng. 

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay, tỉ lệ tử vong chu sinh ở trẻ non tháng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, chính điều này làm gia tăng một số vấn đề có liên quan đến trẻ non tháng. Một trong những vấn đề đó là thiếu máu nặng và cần  phải truyền máu nhiều lần

Trong ba tháng đầu tiên sau sinh, Hct đi từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất được gọi là thiếu máu sinh lý. Với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, sau sanh Hb # 17g/dl, và giảm xuống thấp nhất ở # 12g/dl, sau đó mức Hb tăng từ từ. Tình trạng thiếu máu này chỉ cần phục hồi bằng dinh dưỡng và không cần truyền máu. Nhưng đối với trẻ non tháng, tình trạng thiếu máu này xảy ra sớm hơn và nhiều hơn, có thể Hb<7g/dl ở 6 tuần tuổi. [1][2]. Nồng độ Hb giảm thấp đến mức nhiều trẻ có triệu chứng  lâm sàng và cần phải truyền máu.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu máu này là do sự tạo Erythropoietin nội sinh thấp. Thiếu máu ở trẻ non tháng thường xuất hiện sau 2 tuần tuổi và cao nhất ở 2 tháng tuổi[3]. Đó là một tình trạng thiếu máu đẳng sắc đẳng bào và hồng cầu lưới thấp. Mặc dù mức Erythropoietin thấp nhưng ở trẻ non tháng lại có đủ các tế bào tiền hồng cầu, đó là cơ sở gợi ý cho việc sử dụng Erythropoietin ngoại sinh để làm giảm nhu cầu truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng[3].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng trên106 bênh nhi non tháng có tuổi  thai ≤33 tuần, cân nặng ≤1500g, được 14-17 ngày tuổi, có Hct ≥ 32% và ≤ 45%, và  không truyền máu trước đó, được nhập vào khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ tháng  8/2008 đến tháng 5/2009.

Tiêu chuẩn loại trừ:
Trẻ  đang trong các tình trạng sau:
  -  Dị tật bẩm sinh quan trọng như các bệnh tim bẩm sinh tím, dị tật về não, dị tật thận.
  -  Bất thường nhiễm sắc thể: tam nhiễm sắc thể  13, 18, 21.
  -  Nhiễm trùng bào thai.
  -  Nhiễm trùng nặng, biến chứng xuất huyết, suy đa cơ quan, hôn mê.
  - Thở máy, cao huyết áp.
  -  Bệnh lý cần phẫu thuật như teo tắc đường tiêu hóa, thoát vị hoành….
  -  Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tất cả trẻ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm:
  • Nhóm dự phòng với erythropoietin với liều 250ui/kg/lần x 3 lần/tuần lúc trẻ được 14 ngày tuổi và uống sắt với liều 3mg/kg/ngày khi trẻ được 4 tuần tuổi.
  • Nhóm dự phòng với sắt với liều 3mg/kg/ngày khi trẻ được 4 tuần tuổi.
Trẻ sẽ ngưng điều trị erythropoietin khi Hct > 45% hoặc khi Hb > 15g/dl và ngưng điều trị sắt khi ferritin >400 ng/ml, tăng liều khi ferritin <100 ng/ml,  hoặc xác định cao huyết áp dựa vào bảng huyết áp theo tuổi ở trẻ non tháng.
  • Nếu Hct > 45%, trẻ được ngưng điều trị và tính vào tỷ lệ thành công
  • Nếu trẻ bị cao huyết áp và phải ngưng  điều trị, sẽ tính vào tỷ lệ thất bại
Thành công: Trẻ luôn đạt Hct ≥ 32% trong suốt 4 lần xét nghiệm và trẻ không phải  truyền máu trong thời gian trẻ tham gia nghiên cứu (5 tuần).

Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ non tháng được ghi nhận để khảo sát nguy cơ gia tăng ở nhóm trẻ được dự phòng với erythropoietin và sắt so với nhóm dự phòng với sắt bao gồm: tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu đa nhân, loạn sản phổi, bệnh lí  võng mạc ở trẻ non tháng, xuất huyết não, tăng huyết áp, viêm ruột hoại tử.

Hct, Hb, được đo vào các thời điểm trước dùng thuốc, sau dùng thuốc 14 ngày, 24 ngày, và 34-36 ngày, Ferritin, tiểu cầu, Hồng cầu lưới, bạch cầu đa nhân trung tính đo vào thời điểm trước dùng thuốc, sau dùng thuốc 14 ngày, và 34-36 ngày.

* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf.