banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

20/01/2017

Thông tin thuốc tháng 11/2016

Một số khuyến cáo của Who về điều trị Neisseria gonorrhoeae năm 2016

 

Khuyến cáo

Độ mạnh của khuyến cáo và mức độ chứng cứ

Nhiễm lậu đường sinh dục và hậu môn trực tràng

Theo khuyến cáo điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục của WHO thì dữ liệu về tình hình đề kháng tại địa phương sẽ quyết định phương pháp điều trị (cho cả điều trị phối hợp và đơn điều trị).

Ở những nơi không có sẵn dữ liệu về tình hình đề kháng tại địa phương, WHO khuyến cáo điều trị phối hợp hơn là đơn điều trị ở những đối tượng bị lậu sinh dục hoặc lậu hậu môn trực tràng.

Hướng dẫn điều trị của WHO đề nghị những lựa chọn sau:

Điều trị phối hợp (một trong những lựa chọn sau)

• Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất phối hợp với Azithromycin 1g uống liều duy nhất.

• Hoặc Cefixime 400mg uống liều duy nhất phối hợp với Azithromycin 1g uống liều duy nhất.

Đơn điều trị (một trong những lựa chọn sau, dựa vào dữ liệu gần nhất về tình hình đề kháng tại địa phương để xác định sự nhạy cảm với các kháng sinh)

• Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.

• Hoặc Cefixime 400mg uống liều duy nhất.

• Hoặc Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.

Lưu ý: Do có sự tăng đề kháng lậu cầu và giảm hiệu quả điều trị của một số loại thuốc, sự lựa chọn điều trị sẽ dựa vào những dữ liệu đáng tin cậy về sự nhạy cảm với kháng sinh tại địa phương. Các đơn điều trị thay thế như Gentamicin hoặc Kanamycin, không được đề xuất do không có số liệu theo dõi. Khuyến cáo này được áp dụng cho cả phụ nữ có thai – là những đối tượng cần được theo dõi chặt chẽ các biến chứng.

Báo cáo thực hành tốt

 

 

 

Khuyến cáo có điều kiện, mức độ chứng cứ thấp

Tái điều trị lậu cầu cho trường hợp điều trị thất bại

Ở những người bị nhiễm lậu cầu đã thất bại điều trị, khuyến cáo của WHO về điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục đề nghị những lựa chọn sau.

• Nếu nghi ngờ tái nhiễm, tái điều trị theo khuyến cáo của WHO, hạn chế hoạt động tình dục hoặc dùng bao cao su và điều trị cho bạn tình.

• Nếu điều trị thất bại sau khi điều trị không theo khuyến cáo của WHO, tái điều trị theo khuyến cáo của WHO.

• Nếu điều trị thất bại và dữ liệu về đề kháng sẵn có, tái điều trị theo sự nhạy cảm với kháng sinh.

• Nếu điều trị thất bại sau khi điều trị theo khuyến cáo đơn điều trị của WHO, tái điều trị theo khuyến cáo điều trị phối hợp của WHO.

• Nếu thất bại điều trị sau khi điều trị theo khuyến cáo điều trị phối hợp của WHO, tái điều trị với một trong những điều trị phối hợp sau:

  - Ceftriaxone 500mg tiêm bắp liều duy nhất phối hợp với Azithromycin 2g uống liều duy nhất.

  - Hoặc Cefixime 800mg uống liều duy nhất phối hợp với Azithromycin 2g uống liều duy nhất.

  - Hoặc Gentamicin 240mg tiêm bắp liều duy nhất phối hợp với Azithromycin 2g uống liều duy nhất.

  - Hoặc Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất (nếu không phải là nhiễm vùng hầu họng) phối hợp với Azithromycin 2g uống liều duy nhất.

Lưu ý: Trước khi tái điều trị, tái nhiễm nên được chẩn đoán phân biệt với thất bại điều trị, dữ liệu đề kháng nên thực hiện khi có thể và các khuyến cáo của WHO nên áp dụng.

Khuyến cáo có điều kiện, mức độ chứng cứ rất thấp

Viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do lậu cầu, khuyến cáo của WHO đề nghị một trong những lựa chọn sau:

• Ceftriaxone 50mg/kg (tối đa 150mg) tiêm bắp liều duy nhất.

• Hoặc Kanamycin 25mg/kg (tối đa 75mg) tiêm bắp liều duy nhất.

• Hoặc Spectinomycin 25mg/kg (tối đa 75mg) tiêm bắp liều duy nhất.

Lưu ý: Do lợi ích từ việc điều trị, trẻ sơ sinh nên được điều trị viêm kết mạc do lậu cầu. Sự lựa chọn điều trị phụ thuộc vào chi phí và chất lượng thuốc ở từng cơ sở y tế. Các tác dụng phụ nên được theo dõi ở trẻ.

Khuyến cáo có điều kiện, mức độ chứng cứ rất thấp

Đối với tất cả trẻ sơ sinh, WHO khuyến cáo thực hiện dự phòng tại chỗ để phòng ngừa viêm kết mạc do lậu cầu và Chlamydia.

Khuyến cáo mạnh, mức độ chứng cứ thấp

Để dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, khuyến cáo của WHO đề nghị một trong những lựa chọn sau để nhỏ/ tra mắt ngay sau sinh:

• Thuốc mỡ Tetracyclin hydroclorid 1%.

• Thuốc mỡ Erythromycin 0,5%.

• Dung dịch (nước) Povidone iodine 2,5%.

• Dung dịch bạc nitrat 1%.

• Thuốc mỡ Chloramphenicol 1%.

Lưu ý: Chi phí và tình hình đề kháng với Erythromycin, Tetracycline và Chloramphenicol tại địa phương trong nhiễm lậu cầu có thể quyết định sự lựa chọn điều trị. Thận trọng tránh chạm vào mô mắt khi điều trị tại chỗ và sử dụng dung dịch (nước) Povidone iodine.

KHÔNG SỬ DỤNG DUNG DỊCH (CỒN) POVIDONE IODINE.

Khuyến cáo có điều kiện, mức độ chứng cứ thấp

Tài liệu tham khảo

WHO Guidelines for the Treatment of Neisseria gonorrhoeae (2016).