banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

16/03/2009

Thông tin thuốc: Tháng 03/2009

 

 

 

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Khoa Dược  - Bv Từ Dũ

1. Lưu ý đường dùng và dạng bào chế

  • Revitan (calcium D3): viên nhai
  • Omeganatal: viên uống
  • Tot’héma: ống uống

2. Tương tác thuốc giữa chế phẩm chứa sắt và thuốc bổ sung calci:
Chế phẩm chứa sắt: Ferup, Ferlatum, Sangobion, Timoferol
Thuốc bổ sung calci: Revitan, Osteomax, Calci lactate,Morecal, Effcal

  • Có một mối quan hệ phụ thuộc giữa liều lượng calci bổ sung và mức độ ức chế sự hấp thu sắt.
  • Canxi làm hạn chế hấp thu sắt trong liều phụ thuộc và liều bão hòa, khuyến cáo rằng thời điểm bổ sung canxi nên tách biệt với thời gian bổ sung sắt và acid folic hàng ngày.

Do đó, trong những trường hợp trên, cần ghi rõ thời điểm uống cho từng thuốc để đạt được hiệu quả cao.

3. Điều trị dự phòng thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, lượng sắt hấp thu từ bữa ăn hằng ngày: 1,4 mg/ngày, khả năng hấp thu tối đa 3 – 4 mg/ngày. Khả năng hấp thu sắt thay đổi tùy theo lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
  • Nhu cầu sắt của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: 1,4 mg/ ngày. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên trong hai tam cá nguyệt sau, khoảng 5-6 mg/ngày.

Liều lượng sắt điều trị thiếu máu thiếu sắt:

  • Lựa chọn hàng đầu: Bổ sung sắt đường uống, trong đó cơ thể hấp thu 10 – 20% lượng cung cấp
  • Liều trung bình để điều trị thiếu máu do thiếu sắt: 200 mg/ngày (65 mg x 3 l/ngày)
  • Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ: 20 – 30 mg/ngày
  • Để điều trị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ trong trường hợp thiếu máu nhẹ đến trung bình: 100 mg/ngày(35 mg x 3 l/ngày)
Bệnh nhân có đáp ứng tốt với việc điều trị nếu sau 3-4 tuần, nồng độ Hb tăng ≥ 20 g/l. Việc điều trị nên được tiếp tục đến khi giá trị Hb trở về bình thường. Hồng cầu chỉ được sản xuất với tốc độ cao nếu nồng độ sắt trong máu được duy trì ổn định
Việc củng cố lượng sắt dự trữ đòi hỏi khoảng thời gian dài hơn (3-4 tháng), vì tỷ lệ sắt được hấp thu sẽ giảm đi đáng kể khi lượng sắt dự trữ dần hồi phục.

Một số dạng sắt đường uống:

Dạng bào chế

Liều (mg)

% Fe2+

Thành phần

Số viên/ ngày

FeSO4

325

20

65 mg/ viên

3

Fe gluconat

300

20

35 mg/ viên

6

Fe fumarat

300

33

99 mg/ viên

2

Hàm lượng sắt trong một số chế phẩm thông dụng

Adofex

60mg

Sangobion

50mg

Ferrup

50mg

Saferon

100mg

Ferrovit

54mg

Timoferol

50mg

Fumafer

66mg

Tot’héma

50mg

Odiron

60mg

Ferlatum

40mg

Tương tác giữa sắt và các thuốc khác:

  • Antacid: giảm hấp thu sắt qua đường do ức chế quá trình khử Fe 3+ thành Fe 2+
  • Hormon tuyến giáp: Các muối sắt làm giảm hấp thu thyroxin ở đường tiêu hóa
  • Quinolon, fluoroquinolon: phản ứng chelat hóa với các cation hóa trị hai hoặc ba, trong đó có sắt
  • Levodopa: tạo phức chelat với các muối sắt, làm giảm hấp thu và giảm nồng độ huyết thanh của levodopa

Để tránh xảy ra các tương tác có hại trên, tốt nhất nên uống 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ

  • Thuốc ức chế men chuyển: sắt (II) sulfat tạo với catopril một nhị phân captopril disulfit bền vững, phản ứng xảy ra nhanh và làm giảm nồng độ captopril trong máu. Do đó, nên thay thế captopril bằng một thuốc khác hoặc dùng 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.

Tương tác thuốc với thức ăn:

Sắt tạo phức chelat với tanin có trong trà xanh, với protein và với các oxalate, phytat có trong một số loại rau. Sinh khả dụng của viên sắt khi dùng chung với thức ăn chỉ bằng 1/2 - 1/3 so với việc uống khi bụng rỗng. Do đó, tốt nhất nên uống sắt khi bụng đói, mặc dù phải giảm liều do tác dụng phụ gây ra trên đường tiêu hóa, sau đó tăng dần đến liều điều trị.

 

* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf

Files đính kèm