banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

17/03/2016

Đề kháng kháng sinh

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược – BV Từ Dũ

Sự ra đời của kháng sinh

Sau 70 năm kể từ khi khoa học phát hiện ra kháng sinh penicilline đến nay, hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh, đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Không chỉ dùng để điều trị bệnh cho con người, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất.

Việc sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng.

Sự lạm dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ lạm dụng kháng sinh trong kê toa, người dân dùng thuốc điều trị vô tội vạ, những lỗ hổng trong quản lý dược phẩm... tất cả đã khiến nhân loại phải đối mặt với thảm họa kháng thuốc và đã đẩy Việt Nam rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng thuốc.

Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới

 Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động.

Đề kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới. Một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn (88% thành thị và 91% nông thôn). Người dân mua kháng sinh tại các nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ.

Thống kê của Bộ Y tế chỉ ra, có tới 76% bác sĩ kê toa kháng sinh không phù hợp. Đây là nguyên nhân khiến 33% người bệnh bị kháng thuốc. Trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4, chi phí kháng sinh trong điều trị chiếm tới 17% trên tổng chi cho phí dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Tổ chức Y tế thế giới đã liệt Việt Nam vào danh sách nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu.

Đại diện Bộ Y tế thừa nhận, mặc dù Việt Nam đã có quy định bắt buộc các nhà thuốc chỉ được bán kháng sinh theo toa, bác sĩ chỉ kê toa kháng sinh trong những trường hợp cần thiết, nhưng kháng sinh vẫn được bán một cách bừa bãi. Đây là nguyên nhân do nhận thức về sự nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước về dược phẩm còn lỏng lẻo, chế tài xử lý chỉ là phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị sai phạm.

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động. Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.

Một nghiên cứu lâm sàng tại Oxrford năm 2013 cho biết, tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh carbapenem cũng rất cao. Trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11%, Việt Nam đứng thứ 2 là 9%, sau đó đến Bulgaria. Tỷ lệ khuẩn này kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 lên đến hơn 60%.

Báo cáo về độ nhạy và đề kháng kháng sinh của phòng vi sinh bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1/1/2015 - 30/11/2015

Số TT
Tên kháng sinh % nhạy % kháng

% trung gian

1

Vancomycin

92

6

2

2

Colistin

89

7

4

3

Piperacillin/Tazobactam

89

4

7

4

Imipenem

78

16

7

5

Amikacin

74

18

8

6

Meropenem

73

20

7

7

Augmentin

64

32

5

8

Netilmycin

64

25

11

9

Ticarcillin/Clavulanic acid

54

38

8

10

Cefoperazone

53

43

5

11

Chloramphenicol

53

46

1

12

Ciprofloxacin

52

43

6

13

Ofloxacin

52

42

5

14

Levofloxacin

52

43

5

15

Doxycillin

51

47

2

16

Cefepim

38

57

5

17

Tobramycin

38

55

7

18

Gentamycin

38

55

7

19

Cefaclor

35

62

3

20

Ceftazidim

32

62

6

11

Chloramphenicol

53

46

1

12

Ciprofloxacin

52

43

6

21

Ceftriaxon

32

65

3

22

Cefotaxim

32

65

3

23

Bactrim

28

72

0

24

Cefuroxim

22

77

1

25

Oxacillin

23

71

5

26

Clindamycin

13

85

2

27

Ampicillin

6

94

0

28

Penicillin

6

94

0

29

Erythromycin

2

98

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hậu quả của việc đề kháng kháng sinh

Kháng thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài, phát sinh thêm chi phí, nguy cơ tử vong cao và nguy cơ không có thuốc điều trị trong tương lai. Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy”.

Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra.  Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Who khuyến cáo 5 điểm cần lưu ý khi sử dung thuốc kháng sinh

1. Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm.

2. Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình: Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

3. Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau.

4. Dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.

5. Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng, chống nhiễm khuẩn: che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi.

Một số tờ rơi đã được phát hành trong chiến dịch tuyên truyền về đề kháng kháng sinh

 

 

 

 

Giải pháp

Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) cho hay, từ ngày 16 đến 22/11/2015 lần đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế sẽ phát động tuần lễ phòng chống kháng thuốc với khẩu hiệu “không hành động hôm nay, ngày mai không còn thuốc chữa.”

Mục tiêu của sự kiện, hướng tới kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội đối với việc phòng chống kháng thuốc; nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế thực hiện các biện pháp phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng.

Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ; sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi theo đúng hướng dẫn; Cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn cho người bệnh.

Bộ y tế đã triển khai kế hoạch tuyên truyền vận động về việc phòng chống đề kháng kháng sinh trong toàn ngành y tế với nhiều khẩu hiệu, poster, tờ rơi, bản cam kết ... Vậy còn chờ gì nữa chúng ta, những cán bộ y tế có trách nhiệm, có lương tâm, có nhiệt huyết hãy cùng quyết tâm: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”

 

Tài liệu:

  1. Tài liệu tuyên truyền phòng chống đề kháng kháng sinh của Bộ Y tế 2015
  2. http://www.wpro.who.int/topics/drug-resistance
  3. Medical Daily; Theo theconversation.com;