banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

12/10/2016

Cảnh báo dịch bệnh Zika

1. Theo thông báo của Bộ Y tế Singapore ngày 28/8/2016, nước này đã ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại cộng đồng. Đây là phụ nữ 47 tuổi người Malaysia sống tại khu nhà 102 Aljunied Crescent và làm việc tại Singapore. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, phát ban và đau khớp từ ngày 25/8/2016, đi khám bệnh ngày 26/8/2016 và được chuyển tới bệnh viện Tan Tock Seng; tại đây bệnh nhân được xét nghiệm dương tính với vi rút Zika vào ngày 27/8/2016; hiện tại bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe ổn định. Do bệnh nhân không có tiền sử đi về từ vùng có dịch nên có thể coi đây là trường hợp nhiễm vi rút Zika tại Singapore.

Trong bối cảnh vi rút Zika đã lưu hành tại nhiều nước trên thế giới và tại khu vực châu Á, trong khi đó có lưu lượng lớn hành khách du lịch tới Singapore đồng thời tại Singapore cũng có sự lưu hành của muỗi truyền bệnh, Bộ Y tế Singapore đánh giá nguy cơ vi rút Zika xâm nhập vào Singpaore là khó tránh khỏi, số trường hợp nhie64mvirus zika hiện nay ở Singapor đã vượt quá con số 100 người, đồng thời có thể sẽ tiếp tục ghi nhận những trường hợp mắc mới trong thời gian tới. 

2. Theo thông báo của Cơ quan y tế bang Florida (Hoa Kỳ), hiện tại bang này đã phát hiện được 02 khu vực ổ dịch vi rút Zika lưu hành tại địa phương thuộc hạt Miami – Dade bao gồm khu vực Miami Beach và Wynwood. Cơ quan y tế của bang đã tiến hành điều tra, giám sát tới từng hộ gia đình tại các khu vực này để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ. Đến ngày 26/8/2016 đã ghi nhận 42 trường hợp nhiễm vi rít Zika không có tiền sử đi về từ vùng có dịch khác trong tổng số 587 trường hợp dương tính với vi rút Zika ghi nhận tại bang này.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến nay đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự lây truyền do vi rút Zika, trong đó có 11 quốc gia ghi nhận sự lây truyền qua đường tình dục và 20 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận các trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ và một số dị tật về thần kinh khác có thể có liên quan đến nhiễm vi rút Zika của người mẹ trong thời kỳ mang thai. 

3. Đối tượng nào dễ mắc virus Zika? 

TS. Masaya Kato - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây chứng đầu nhỏ và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.

Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất. 

Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ, hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

4. Dịch bệnh Zika tại Đông Nam Á

Dịch bùng phát virus Zika đã bắt đầu lan rộng ở khu vực Đông Nam Á, hãng tin CNBC cho biết. Singapore ngày 1/9 cho biết số ca nhiễm Zika ở nước này đã tăng lên 115, trong khi Malaysia xác nhận ca nhiễm Zika đầu tiên, là một phụ nữ mới trở về từ Singapore.           

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore đã triển khai hơn 200 nhân viên kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika và thực hiện các biện pháp diệt trừ muỗi và ngăn muỗi sinh sản như phun mù nóng, làm sạch cống rãnh, và đổ dầu. Cơ quan này cũng chạy một chương trình nâng cao nhận thức cho người dân về virus Zika và cung cấp thuốc diệt côn trùng.
Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ tiếp tục rà soát các trường hợp có nguy cơ nhiễm Zika tại Trung tâm Bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viên Tan Tock Seng, đồng thời cảnh báo tất cả các cơ sở y tế cần thận trọng hơn trong việc theo dõi và kiểm soát các ca bệnh.
Virus Zika lây lan sang người chủ yếu do  muỗi Aedes aegypti đốt và cũng có thể lây lan qua đường tình dụcvà có thể gây ra chứng đầu nhỏ ở thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm trong thời gian mang thai. Các triệu chứng của người nhiễm Zika bao gồm sốt, phát ban, mắt đỏ, đau cơ và khớp, xuất huyết hoặc đau đầu.

Giới chức thủ đô Thái Lan ngày 10/9 cho biết đã có 21 ca nhiễm virus Zika được ghi nhận tại quận Sathorn thuộc khu vực trung tâm đông đúc của thành phố này.

Nhà chức trách Thái Lan cũng đang để ngỏ khả năng sẽ có nhiều ca nhiễm khác tại các quận đông dân lân cận.

Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã xếp Thái Lan vào nhóm nước "báo động đỏ" vì đang có tình trạng lây lan ngày càng mạnh và trên diện rộng, với số bệnh nhân nhiễm virus Zika cao nhất khu vực trong thời gian ba tháng qua. Trước đó, các số liệu do Bộ Y tế Thái Lan cung cấp cũng đã cho thấy số ca nhiễm virus Zika bị phát hiện tại nước này tăng vọt.

Hiện chưa có thuốc chữa hay vaccine ngừa nhiễm Zika. Các biện pháp điều trị mới chỉ tập trung vào chữa các triệu chứng của người nhiễm.

5. Các đường lây truyền virus Zika

Muỗi Aedes aegypti , vector truyền virus Zika                                                 

Virus lây truyền cho người qua vec tơ trung gian là muỗi cái Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn. Muỗi này rất thích đốt người, hút máu ban ngày cao điểm vào sáng sớm và chiều tối. Ngoài ra cũng có một số dòng muỗi cùng chi với Aedes aegypti Aedes như A.africanus , 

A. apicoargenteusA. furciferA. hensilliA. luteocephalus và A. vitattus cũng có thể lan truyền virus. Sau khi hút máu người hay động vật có chứa virus Zika, thời gian cần thiết để cho virus phát triển trong muỗi là khoảng 10 ngày, sau đó muỗi có khả năng truyền virus cho người hoặc động vật khác khi hút máu và có thể truyền bệnh suốt đời. Một cá thể muỗi nhiễm virus Zika có thể truyền virus cho các thế hệ muỗi con cháu. Ổ chứa tự nhiên của virus Zika là các loài linh trưởng và một số loài gặm nhấm.

Các hoạt động hương mại và du lịch làm tăng sự lây lan virus này.

Ngoài lây truyền qua muỗi đốt là con đường chủ yếu, còn nhiều đường lây truyền khác có thể làm truyền virus Zika như lây truyền từ mẹ sang thai nhi, lây truyền qua quan hệ tình dục. ARN của virus Zika cũng đã được phát hiện trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch não tủy, nước ối và sữa của các bệnh nhân nhiễm virus Zika.

5.1. Lây truyền qua con đường tình dục

Zika có thể được truyền từ một người đàn ông cho các đối tác tình dục của họ. Tính đến tháng 4 năm 2016 phương thức lây truyền này đã ghi nhận ở sáu quốc gia - Argentina, Chile, Pháp, Ý, New Zealand và Hoa Kỳ - trong đợt dịch năm 2015.

Năm 2009, Brian Foy, một nhà sinh học tại Đại học bang Colorado đã truyền vi rút Zika sang vợ của ông qua đường tình dục. Ông trước đó đã đến thăm Senegal để nghiên cứu về muỗi, và đã bị muỗi cắn vài lần. Một vài ngày sau khi trở về Mỹ, ông cảm thấy bị bệnh, được xác định rằng đó là một căn bệnh gây ra bởi virus Zika, sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người vợ của mình. Sau đó, bà ta đã phát triển các triệu chứng của bệnh Zika như nhạy cảm quá mức với ánh sáng. Foy là người đầu tiên mà được biết tới đã truyền vi rút Zika từ muỗi qua đường tình dục sang một người khác. Một người đàn ông tại Texas (Mỹ) được phát hiện nhiễm virus Zika do quan hệ với bệnh nhân vừa trở về từ vùng dịch ở Venezuela. Thông tin được Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận ngày 2/2. Đây là trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục đầu tiên được xác định tại Mỹ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 3/2 đã bày tỏ sự quan ngại về báo cáo xác nhận ca virus Zika lây truyền qua đường tình dục tại Mỹ và kêu gọi tiến hành điều tra thêm đối với loại virus gây teo não ở trẻ này.

Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo rằng Zika có thể tồn tại trong tinh trùng của người đàn ông, tuy nhiên người ta vẫn chưa biết nó sẽ sống được bao lâu và khi nào nó sẽ bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục. Trong khi chờ đợi, CDC khuyên những người đàn ông trở về từ các vùng có Zika hãy tạm ngưng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong một thời gian (chưa xác định).

5.2. Mang thai

Virus Zika có thể lây từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Nhiễm virus Zika gần hạn khả năng có thể được truyền đi trong cả thai kỳ và lúc sinh con, mặc dù đến nay cho điều vẫn chưa được chứng minh một cách khoa học. Phụ nữ mang thai nói chung, bao gồm cả những người có triệu chứng nhiễm virus Zika, có nghi ngờ nên đến các cơ sở y tế để giám sát chặt chẽ thai kỳ.

Virus Zika đã được phát hiện trong sữa mẹ nhưng hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy virus lây truyền sang con qua sữa mẹ. WHO khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Hầu hết phụ nữ trong khu vực bị ảnh hưởng Zika sẽ sinh ra những trẻ bình thường. Siêu âm đầu không đáng tin cậy dự đoán dị tật thai nhi. WHO khuyến cáo nên siêu âm lặp lại vào cuối tam cá nguyệt thứ ba thứ hai hoặc đầu (tốt nhất là giữa tuần 28 và 30) để xác định đầu nhỏ của thai nhi và/ hoặc các bất thường khác của não khi lúc này dễ phát hiện.

Bà mẹ có thể yêu cầu phá thai an toàn phù hợp với kỹ thuật, chính sách hướng dẫn cho hệ thống y tế và khía cạnh pháp lý.

5.3. Lây truyền qua đường máu

Ngày 4/2, Brazil đã xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus Zika qua đường máu.

Lây truyền qua chất dịch (chưa được chứng minh đầy đủ]

Ngày 5/2, các nhà khoa học tại một viện y tế công cộng của Brazil thông báo đã tìm thấy virus Zika trong nước bọt và nước tiểu của hai bệnh nhân được xác định là nhiễm loại virus nguy hiểm này. Đây là lần đầu tiên,virus gây teo não Zika được phát hiện trong chất dịch. Gia tăng mối lo ngại loại virus này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định liệu virus Zika có truyền được qua các chất dịch hay không.

6. Việt Nam có Zika không quá ngạc nhiên

Mặc dù tính tới thời điểm này, Việt Nam mới có 2 trường hợp nhiễm virus zika ở Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh, Ông Masaya Kato, Điều phối viên nhóm Các bệnh truyền nhiễm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, việc Việt Nam xuất hiện Zika không có gì quá ngạc nhiên, vì nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia... cũng đã xuất hiện dịch.

 “Các triệu chứng bệnh của Zika có thể tự khỏi, 80% không có biểu hiện triệu chứng, do đó người dân không nên quá lo lắng khi nhiễm bệnh. Vấn đề đáng lo lắng là nguy cơ mắc hội chứng đầu nhỏ với thai nhi”, ông Kato nói.

Đại diện WHO khuyến cáo cần giáo dục cho phụ nữ mang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai thận trọng trong dự phòng muỗi cắn, nếu không thực sự cần thiết, không nên đến khu vực lưu hành đồng thời tiếp tục giám sát và lấy mẫu để phát hiện thêm những ca mới. Ông Kato cho biết thêm, ngày càng có bằng chứng cho thấy virus Zika lan truyền qua đường tình dục. Vì thế khuyến nghị cần thực hành tình dục an toàn. 

7. Khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam

Hiện đã có 61 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika. Để chủ động phòng chống dịch do virus Zika nhằm hạn chế sự lây lan tại cộng đồng, ổn định an sinh xã hội của người dân, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung triển khai các hoạt động sau:

1. Nâng mức cảnh báo và triển khai các hoạt động đáp ứng chống dịch theo tình huống 2 của Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do virus Zika; tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm virus Zika tại các địa phương để phát hiện sớm các trường hợp bị nhiễm, triển khai tất cả các biện pháp phòng chống bệnh bao gồm cả diệt lăng quăng (bọ gậy), phòng chống muỗi đốt, huy động người dân và cộng đồng tham gia; tổ chức giám sát véc tơ và tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tránh lây lan rộng ra cộng đồng.

2. Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) phòng chống bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết”, đây là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc phòng chống dịch bệnh do virus Zika. Khuyến cáo người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, cũng như không ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch.

3. Các địa phương thực hiện việc công bố dịch theo Quyết định 02/2016/QĐ TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm nếu có dịch xảy ra nhằm huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh do virus Zika.

4. Tổ chức theo dõi, hướng dẫn, chăm sóc thai nghén cho phụ nữ mang thai, người mang thai bị nhiễm virus Zika, giám sát chứng đầu nhỏ trước sinh và trẻ sơ sinh tại các cơ sở sản nhi trong cả nước.

5. Các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở sản - nhi sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư, trang thiết bị, giường bệnh để đảm bảo việc thu dung, điều trị bệnh nhân.

6. Bố trí bổ sung kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Zika; hướng dẫn chế độ, chính sách cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch.

Bộ Y tế sẽ liên tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng và đăng trên website của Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn). 

Đơn vị Thông tin thuốc – Khoa dược – BV Từ Dũ
Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế