banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

13/05/2011

Tiểu đường thai nghén ảnh hưởng tới tim mạch ở trẻ

 
Trẻ phơi nhiễm tiểu đường trước sẽ sinh tăng nguy cơ tim mạch

 

Phơi nhiễm tiểu đường trước sinh làm tăng nguy cơ tim mạch ở trẻ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ bị phơi nhiễm tiểu đường ở mẹ trước khi  sinh có nguy cơ tim mạch xấu hơn so với trẻ không bị phơi nhiễm.

Tiểu đường ở mẹ còn được biết là làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường týp 2 và bệnh tim mạch ở trẻ sau này.

Nancy West ở Trường Đại học Colorado, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp đã đánh giá xem liệu những yếu tố dự báo sớm bệnh tim mạch có xuất hiện trong độ tuổi ban đầu (từ 6-13 tuổi) ở trẻ có mẹ bị tiểu đường khi mang thai (n=99) hay không. 422 trẻ ở độ tuổi tương tự có mẹ không bị tiểu đường khi mang thai cũng được đưa vào để so sánh (nhóm chứng).       

Viết trên tạp chí Diabetologia, nhóm nghiên cứu báo cáo rằng trẻ em phơi nhiễm tiểu đường trước khi sinh có nồng độ của phân tử kết dính tế bào tuần hoàn E-selectin (1,8 so với 1,4 ng/ml) và phân tử kết dính mạch máu (VCAM-1; 53,8 so với 48,4 ng/ml) cao hơn đáng kể so với nhóm chứng.       

Những trẻ này cũng có nồng độ leptin cao hơn đáng kể (7,1 so với 5,3 ng/ml), vòng eo trung bình cao hơn (68,5 so với 64,2 cm) và chỉ số khối cơ thể (BMI; điểm số z 0,70 so với 0,35), và huyết áp tâm thu trung bình cao hơn (106 so với 104 mmHg) so với nhóm chứng, nồng độ adiponectin thấp hơn (9,2 so với 10,5 µg/ml).       

Sự khác biệt giữa các nhóm vẫn đáng kể sau khi hiệu chỉnh về độ tuổi, giới tính và chủng tộc. Tuy nhiên, sự khác biệt này giảm đi và không đáng kể hoặc có ý nghĩa thống kê ở mức ranh giới sau khi hiệu chỉnh BMI trước khi mang thai ở mẹ, ngoại trừ E-selectin, VCAM-1 và vòng eo.       

Các tác giả viết “So với những trẻ không phơi nhiễm tiểu đường ở mẹ, những trẻ phơi nhiễm có nguy cơ tim mạch xấu hơn”.

Theo Cimsi