banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

21/02/2019

Hội thảo khoa học (21/2/2019): hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đáo tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. 

Hội thảo khoa học chuyên đề Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường ngày 21/2/2019  tại Bệnh viện Từ Dũ với sư tham dự  của gần 200 y – bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ. Hội thảo đã giới thiệu báo cáo khoa học của   BS Nguyễn Thị Cẩm Nhung – giảng viên của khoa Y, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về các nghiên cứu trên lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ . Báo cáo cũng nêu lên sự cần thiết của việc sử  dụng linh hoạt insuline nhằm làm giảm các yêu tố nguy cơ có thể xảy ra cho sản phụ và thai nhi về các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide,  lipide do tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây tổn thương đến các cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, … nguyên nhân của các biến chứng trong thai kỳ như đa thai, đa ối,  rối loạn huyết áp thai kỳ, vở ối non…

Bênh cạnh đó,  BS Trần Quốc Hùng – Giám đốc y khoa, Văn phòng đại diện Công ty Abbott Nutrition cũng trình bày khái quát

về tầm quan trọng của liệu pháp dinh dưỡng khoa học ở phụ nữ mang thai. Theo đó, để có thể kiểm sóat hữu hiệu đường huyết trong thai kỳ, một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn của thời kỳ mang thai bằng việc hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm không thích hợp, cùng với điều chỉnh lối sống thụ đổng  thường nhật, và thường xuyên quản lý tốt bệnh lý đái tháo đường…,  là biện pháp hữu hiệu hàng đầu, có khả năng giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm trong suốt thai kỳ .

Trong phần tổng kết, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ khẳng định, đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi: Với mẹ là tình trạng tăng huyết áp, nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật, sinh non,  sảy thai, và nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai….
Đối với thai nhi, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh thường tăng cao ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt (thai không phát triển, tử vong sơ sinh, các biến chứng do rối loạn chuyển hóa sơ sinh, biến dạng…). Đồng thời, BS Mỹ Nhi cũng giới thiệu sơ nét về Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Hướng dẫn gồm 4 chương:  Đại cương về đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ; Tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, Quản lý đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai và Quản lý đái tháo đường thai kỳ sau sinh. Bên cạnh các nội dung về chuyên môn, vai trò dinh dưỡng – chế, sự tương tác giữa nồng độ glucose và liều sử dụng insulin cũng được đặc biệt đề cập trong công tác tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường. Đây là tập tài liệu đầu tiên của Bộ Y tế  do Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em biên soạn, với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành đang công tác trong lĩnh vực sản – phụ khoa, nội tiết và dinh dưỡng, nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên y tế trong hoạt động dự phòng và kiểm soát đái tháo đường đối với phụ nữ trong quá trình mang thai và bệnh lý đái tháo đường.
Tài liệu sẽ được tập huấn và triển khai thực hiện cho các tuyến y tế trong cả nước.  Sau quá trình ứng dụng trong thực tiễn, Ban viên soạn sẽ  bổ sung, hoàn thiện , tạo điều kiện cho công tác quản lý thai kỳ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

(Minh Tâm)