banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

01/06/2012

Thông tin thuốc tháng 05 - 06/2012: Sử dụng Vitamin trong giai đoạn mang thai và cho con bú

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Phòng Dược Lâm Sàng,  Thông Tin Thuốc – BV Từ Dũ

I.Nhu cầu về Vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ mà cơ thể không tổng hợp được. Vitamin tác dụng với một lượng rất nhỏ để đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể

Phụ nữ mang thai

Vitamin (liều đề nghị - liều tối đa)

Vitamin A

Vitamin D

Vitamin E

Vitamin C

Vitamin B1

Vitamin B2

Vitamin B3

Vitamin B6

Folate

Canxi

Sắt

Kẽm

14-18 tuổi

750-2800 mcg

5-50 mcg

15-800 mg

80-1800 mg

1,4 mg

1,4 mg

18-30 mg

1,9-80mg

600-800 mcg

1300-2500 mg

27-45 mg

12-34 mg

19-50 tuổi

770-3000 mcg

5-50 mcg

15-1000 mg

85-2000 mg

1,4 mg

1,4 mg

18-35 mg

1,9-100mg

600-1000 mcg

1000-2500 mg

27-45 mg

11-40 mg

Phụ nữ cho con bú


        Vitamin (liều đề nghị - liều tối đa)

Vitamin
A

Vitamin D

Vitamin
E

Vitamin
C

Vitamin B1

Vitamin B2

Vitamin B3

Vitamin B6

Folate

Canxi

Sắt

14-18 tuổi

1200-2800 mcg

5-50 mcg

19-800 mg

115-1800 mg

1,4 mg

1,6 mg

17-30 mg

2-80mg

500-800 mcg

1300-2500 mg

10-45 mg

19-50 tuổi

1300-3000 mcg

5-50 mcg

19-1000 mg

120-2000 mg

1,4 mg

1,6 mg

17-35 mg

2-100mg

500-1000 mcg

1000-2500 mg

9-45 mg

II.Ảnh hưởng của Vitamin trong thời kỳ mang thai và cho con bú

 

PHÂN LOẠI FDA

ẢNH HƯỞNG
THỜI KỲ MANG THAI

ẢNH HƯỞNG
THỜI KỲ CHO CON BÚ

Vitamin A

A
X (> RDA)

Vitamin A có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh sản. Đối với nam giới, vitamin A có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của những tinh trùng khỏe mạnh, còn đối với phụ nữ mang thai, vitamin A hoạt động như một hormone điều tiết sự tăng trưởng tế bào và phát triển của bào thai
 Sử dụng vitamin A liều cao trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ đã được chứng minh là gây ra dị tật bẩm sinh ở mắt, khuôn mặt, não, xương và sự phát triển trí tuệ của em bé. Nếu phải điều trị mụn trứng cá bằng những chế phẩm kem (thường có chứa hàm lượng vitamin A cao) thì nên sử dụng những biện pháp ngừa thai trong vòng 1 tháng trước khi sử dụng và 1 tháng sau khi sử dụng.

Phụ nữ cho con bú cần nhiều vitamin A (khoảng 1100ug) và nên được bổ sung thông chế độ ăn uống với thực phẩm giàu vitamin A là đủ.
Sữa mẹ có hàm lượng chất béo cao nên vitamin A có thể dễ dàng qua sữa mẹ vào em bé.

Vitamin D
(calciferol)

 

Vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương của em bé, cũng như phòng ngừa giảm canxi máu khi sinh.
Những phụ nữ mang thai không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mắt trời, hoặc ít uống sữa thì nên được bổ sung vitamin D.

Sữa mẹ không cung cấp đầy đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh. Hầu hết các trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể tổng hợp vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên

Vitamin E
(alpha-tocopherol)

A
C (>RDA)

Những chế phẩm đa vitamin thường chứa một lượng nhỏ vitamin E. Nên sử dụng vitamin E có nguồn gốc tự nhiên sẽ tốt hơn vitamin E có nguồn gốc tổng hợp.
Vitamin E hỗ trợ cho sự phát triển các tế bào mới của bé. Người mẹ truyền vitamin E (khoảng 20 mg) cho bào thai trong 12 tuần cuối của thai kỳ. Một số em bé sinh non (sinh dưới 28 tuần) có thể có dấu hiệu thiếu hụt vitamin E ngay sau khi sinh và tăng nguy cơ dẫn đến thiếu máu tán huyết.
 Sử dụng vitamin E liều cao trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gây dị tật tim bẩm sinh trên trẻ.
Vitamin E kết hợp với vitamin C để ngăn ngừa cao huyết áp trong quá trình mang thai và sinh non.

Khi bà mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin E có thể phòng tránh thiếu máu cho bé, đồng thời giúp bảo vệ bé tránh những tổn thương ở võng mạc và phổi. Vitamin E cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp cơ bắp, hệ thống tim mạch và thần kinhcủa bé khỏe mạnh.

Vitamin C
(acid ascorbic)

C

Vitamin C là một vitamin cần thiết, hoạt động như một coenzyme cho sự hình thành collagen, sửa chữa mô, tổng hợp chất béo và protein.
Vitamin C có tính chống oxy hóa, cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý (ví dụ: quá trình trao đổi chất của sắt và acid folic, khả năng chống nhiễm trùng, bảo tồn tính toàn vẹn mạch máu), giúp người mẹ chống lại những độc tố trong quá trình mang thai, giúp tạo thành nhau thai khỏe mạnh.
Vitamin C giúp ruột hấp thu sắt nhiều hơn từ thực phẩm, vì vậy phụ nữ mang thai được khuyên uống viên sắt với một thức uống giàu vitamin C. Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu vitamin C sớm bao gồm mệt mỏi, khó chịu, đau khớp, tăng sừng hóa nang lông, chảy máu mũi, và xuất huyết. Thiếu hụt vitamin C kéo dài dẫn tới bệnh scorbut. Phụ nữ thiếu vitamin C trong thai kỳ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bổ sung vitamin C và vitamin E không làm giảm tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ có nguy cơ cao.
Vitamin C dễ dàng qua được nhau thai với nồng độ trong máu của bào thai gần bằng nồng độ của người mẹ. Nếu phụ nữ mang thai uống 200-400mg trong những tháng cuối thai kỳ cho đến khi sinh thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị còi xương. Hiện nay không có bằng chứng cho thấy sử dụng liều vitamin C (trên 200mg một ngày) trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh

Vitamin C được bài tiết qua sữa mẹ. Nồng độ vitamin C trong sữa mẹ sẽ giảm 1/3 khi để trong tủ lạnh trong vòng 24h.

Vitamin B1
(Thiamin)

A

Vitamin B1 góp phần vào sự tăng trưởng, hoạt động và hệ thống thần kinh của em bé. Liều lượng khuyến cáo của vitamin B1 trong thời kỳ mang thai là khoảng 1,4 mg mỗi ngày do quá trình trao đổi chất và nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai tăng.
Rất ít trường hợp thiếu vitamin B1 đơn thuần, vì vậy nên bổ sung vitamin B1 thông qua chế độ ăn uống.

Vitamin B1 qua sữa mẹ, và sự bổ sung vitamin B1 trong thời kỳ cho con bú làm tăng chất lượng sữa mẹ. Hàm lượng vitamin B1 trong sữa mẹ ở những bà mẹ không bổ sung thêm vitamin B1 được xem là không đủ cho nhu cầu của trẻ sơ sinh.

Vitamin B5 (acid pantothenic)

A

Vitamin B5 là một vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của em bé cũng như giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở người mẹ. Nồng độ vitamin B5 giảm ít trong thời kỳ mang thai và có sẵn thông qua chế độ ăn nên không cần thiết phải bổ sung bằng thuốc

Vitamin B5 qua sữa mẹ. Nồng độ vitamin B5 trong huyết thanh mẹ có thể giảm ít trong quá trình cho con bú và không cần thiết phải bổ sung bằng thuốc.

Vitamin B6 (pyridoxin)

A

Vitamin B6 là một coenzyme cho một số phản ứng decarboxylases acid amin và các transaminase.
Vitamin B6 làm giảm triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ nhưng không làm giảm các tác dụng phụ liên quan với việc sử dụng thuốc ngừa thai. Nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng vitamin B6 sớm trong thai kỳ với liều khoảng 10-25mg x 3 lần mỗi ngày như là một liệu pháp phòng ngừa buồn nôn và nôn nặng trong thai kỳ.
Vitamin B6 có tác dụng trong sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào mới của bào thai.
Tuy nhiên, sử dụng quá liều vitamin B6 (>100mg mỗi ngày) trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ có thể liên quan đến khuyết tật bẩm sinh liên quan đến cánh tay, chân và sự phát triển thần kinh của em bé.

vitamin B6 nên được bổ sung trong thời gian cho con bú.

Vitamin B9
(acid folic)

A

Nên bổ sung acid folic và vitamin B6 trong thời kỳ mang thai để tránh nguy cơ sẩy thai tự nhiên.
Những người phụ nữ biết mang thai rồi mới bổ sung acid folic có nguy cơ thiếu acid folic trong thời gian thụ thai từ đó dẫn đến tăng nguy cơ sanh non. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những phụ nữ bổ sung acid folic với liều 400 ug trong vòng 1 tháng trước khi thụ thai đến khoảng 6 - 12 tuần đầu của thai kỳ sẽ giảm 70% nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh bào thai.
Phụ nữ có tiền căn có thai khiếm khuyết ống thần kinh được chỉ định liều 4-5 mg mỗi ngày.

Dự trữ folate sẽ bị cạn kiệt trong suốt quá trình cho con bú nếu như không được bổ sung acid folic. Việc bổ sung acid folic làm tăng nồng độ folate trong sữa mẹ.

Vitamin B12
(cyanocobalamin)

A (uống)
C (tiêm)

Vitamin B12 hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của em bé. Thiếu vitamin B12 có liên quan đến sẩy thai sớm.
 Vitamin B12 chỉ có trong động vật và thực phẩm từ sữa, phụ nữ mang thai có chế độ ăn thuần chay sẽ cần phải bổ sung vitamin B12.

Vitamin B12 thường được xem là an toàn cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ở liều điều trị là 4mcg. Trẻ được cung cấp đủ vitamin B12 qua sữa mẹ nên cần thiết phải bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 trong giai đoạn này

Tài liệu tham khảo 

  1. NHS Choices community (2011), Vitamins and nutrition in pregnancy
  2.  
  3. The Natural standard research collaboration (2011), vitamin E in pregnancy
  4.  
  5. Sara  Ipatenco (2011), benefits of taking vitamin E while breastfeeding
  6.  
  7. Carl P.Weiner, MD, MBA, FACOG  (2009), Drugs for Pregnant and Lactating  women, Second editionInstitute of  Medicine of the National Academies (2008), Pregnancy Vitamin & Mineral GuidelinesCatherine Price, Sandra Robinson (2004), Birth – Conceiving, nurturing and giving birth to your baby, 5th edition Nhà Xuất Bản Phương Đông, Trần Thị Thu Hằng (2009), Dược Lực Học