banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

Nhờ tư vấn sức khỏe sinh sản (1)

Hỏi - 25/01/2010

Kính gởi bác sĩ,

Em gởi cho bác sĩ thư này lâu lắm rồi nhưng có lẽ bác sĩ không thấy bài viết của em.Nay em gởi theo chủ đề mới, hi vọng bác sĩ có thể dành thời gian để giải đáp giúp em

Vừa rồi sau 3 tháng theo lịch hẹn của bác sĩ em lên bệnh viện TV khoa hiếm muộn để tái khám, bác sĩ chỉ định cho em xét nghiệm lại miễn dịch CMV IgG, kết quả là 587.7 AU/ml (lần đầu là 750 AU/ml), bác sĩ kết luận là miễn dịch này vẫn còn rất cao nên hiện giờ em chưa nên có thai, bác sĩ kê toa cho em uống thuốc trong vòng 1 tháng (Vitamin E 400 và Saferon) rồi hẹn 3 tháng sau lên xét nghiệm lại.

1.      Thưa bác sĩ, như thư trước bác sĩ đã cung cấp thông tin cho em là sảy thai liên tiếp có rất nhiều nguyên nhân. Sao em đi khám 2 lần rồi mà bác sĩ chỉ cho em siêu âm phụ khoa (kết quả bình thường), xét nghiệm các miễn dịch và phát hiện CMV IgG của em cao nên lần này chỉ xét nghiệm lại miễn dịch này thôi. Bác sĩ cũng yêu cầu kiểm tra tinh trùng của chồng em (kết quả bình thường) nhưng không yêu cầu em xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ hay kiểm tra tử cung gì hết. Vậy em có nên tự ý yêu cầu bác sĩ chỉ định cho em kiểm tra các yếu tố trên hay không? Bác sĩ cứ làm từng bước nên em cảm thấy rất nôn nóng, em rất mong được có thai lại vì em đã sảy thai cách nay 6 tháng rồi.

2.      Bác sĩ kê toa cho em uống thuốc trong vòng 1 tháng rồi 3 tháng sau mới cho xét nghiệm lại, em thấy thời gian này lâu quá, vậy sao khi uống hết thuốc trong tháng đầu, 2 tháng còn lại em có nên tự ý mua thêm thuốc theo toa để uống không? Miễn dịch CMV IgG hiện giờ của em là 587.7 AU/ml, vậy phải giảm xuống bao nhiêu nữa mới được, ngoài uống thuốc như trên em phải ăn uống như thế nào để nó có thể giảm xuống nhanh hơn?

Do khám bệnh rất đông người nên em không tiện hỏi bác sĩ nhiều nên giờ em phải gởi mail hỏi thêm bác sĩ, kính mong nhận được thông tin của bác sĩ.

Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

 

Trả lời

Trước tiên, thay mặt Ban quản trị gửi đến chị lời xin lỗi vì đã phúc đáp thư chậm trễ. Có lẽ còn 1 số trục trặc về kỹ thuật nên thư của chị không được tìm thấy. Hôm nay, câu hỏi của chị đã được phúc đáp. Chúc chị thật nhiều sức khỏe.

Chào em,
Với chiều cao và cân nặng như  trên là bình thường. Em đã 2 lần sẩy thai sớm < 12 tuần. Bàn về nguyên nhân sẩy thai, cũng nhiều nghiên cứu chứng minh rằng:

Khoảng 50 – 70% thai sẩy  tự nhiên trước tuần lễ thứ 12 là do rối loạn nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, những yếu tố ảnh hưởng  đến sự phát triển thai nhi. Ví dụ: trứng đã thụ tinh không bám chặt vào niêm mạc tử cung, hoặc phôi có bất thường cấu trúc…

Có nhiều trường hợp sẩy thai  tự phát không rõ nguyên nhân

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ SẨY THAI? 

Mặc dù tất cả thai phụ đều có  thể sẩy thai. Nhưng một số người dễ bị sẩy thai hơn một số khác. Sau đây là một  số yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

  • Tuổi mẹ: Mẹ càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ sanh con rối loạn nhiễm sắc thể, hậu quả là sẩy thai. Mẹ 40 tuổi có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với mẹ 20 tuổi.
  • Tiền sử sẩy thai: Người có tiền căn sẩy thai  2 lần liên tiếp dễ bị sẩy thai lập lại.
  • Bệnh mãn tính: Tiểu đường không kiểm soát được, bệnh tự miễn (lupus, hội chứng antiphospholipid.)..
  • Vấn đề tử cung và cổ tử cung: tử cung 2 sừng, hở eo tử cung…
  •  Tiền sử sanh con dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh nhiễm trùng: Thai phụ nhiễm rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, parovirus, lậu, HIV…
  • Hút thuốc, uống rượu và dùng chất gây nghiện: các chất này có nguy cơ cao gây sẩy thai.
  • Thuốc điều trị bệnh: một số loại thuốc điều trị bệnh tâm tâm thần kinh, bệnh da liễu…cũng có thể gây sẩy thai.
Trường hợp của em tuổi còn  trẻ, CMV IgG cao chứng tỏ em đã từng bị nhiễm CMV, điều này ảnh hưởng khơng lớn cho lần mang thai sau. Các XN khác không thấy ghi nhận ở đây, đặc biệt l kết quả nhiễm sắc thể đồ của 2 vợ chồng em.

Tim ngừa Rubella tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai là khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới. Hiện nay tại các nước đang phát triển việc tim ngừa này nằm trong chương  trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Riêng tại Việt Nam, chưa thực hiện rộng rãi tim ngừa Rubella. Nếu trong quá khứ em đã từng được tim ngừa nhưng không nhớ rõ đã tiêm chưa, hoặc ngay cả đã  từng bị nhiễm bệnh rubella và hiện tại đã có kháng thể trong máu của mình rồi mà tiêm ngừa thêm Rubella vẫn không có hại gì cho sức khỏe cả. Hoặc là làm xét nghiệm xem đã có kháng thể IgG Rubella chưa (nếu có rồi thì không cần tiêm) hoặc có thể tiêm ngừa mà không cần xét nghiệm vẫn được. Việc em có kháng thể IgG CMV không ảnh hưởng gì đến việc tiêm ngừa Rubella.

Bổ sung Acid Folic mỗi ngày trong 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ  có thể làm giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh thai nhi, sứt môi chẽ vòm, nhau bong non, sẩy thai…Em có thể tìm thấy viên acid folic đơn thuần hàm  lượng 1mg hoặc 5mg/ viên; có thể thấy acid folic trong các thuốc có chưa sắt  như Ferrovit, adofex, tardireron B9..Hàm lượng nhận vào mỗi ngày 400mcg là đủ,  nếu dùng 1mg vẫn được.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ