banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

20/05/2011

Sự phát triển não thai nhi – Quan điểm mới

BS. Gregor Kasprian
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y khoa Vienna, Áo

Hiện nay, các chuỗi xung MR thông thường đã được làm phong phú thêm bởi kỹ thuật hình ảnh MR bao gồm diffusion tensor imaging (DTI) và tractography trong tử cung (Bui et al., 2006; Kasprian et al., 2008),  MR phổ (Pugash et al., 2009) và resting state functional BOLD MRI. 

DTI và tractography:

Hầu hết những hiểu biết của chúng ta về sự phát triển của cấu trúc chất trắng của thai dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên não thai sau sinh (Huang et al., 2009; Kostovic et al., 2002; Vasung et al., 2010), DTI làm cho chúng ta có thể khảo sát không xâm lấn hình ảnh 3 chiều của đường  đi của bó sợi chính của não thai nhi trong thực nghiệm và trong tử cung bằng cách đo số lượng và hướng sự khuếch tán của nước trong mô não thai. Vì sự khuếch tán bị hạn chế bởi thành phần tế bào và các phân tử khác nhau, sự đánh giá gián tiếp hình dạng vi cấu trúc mô là điều có thể. Việc tính toán của sức căng (tensor field) dẫn đến kết quả là thấy được quỹ đạo – “ thuật toán tương đương” của sự liên kết sợi trục của não thai.

Hiện nay, thủ phạm lớn nhất của DTI trong tử cung là cử động thai hoặc mẹ. Gần đây, chúng tôi có phương pháp hiệu quả hạn chế ảnh giả do cử động cho phép hình 3D của các bó chính trong tử cung (Kasprian et al., 2008): dùng máy 1.5 Tesla MR siêu dẫn, axial DT với b-values of 0s/mm2 và 700s/mm2 và 33 diffusion gradient. Đầu tiên, chúng tôi có mục đích là giảm thời gian thu dưới 2 phút, vì vậy giảm được sự động của thai có thể xảy ra.

Tuy nhiên, tình trạng thai như đa ối hoặc ngôi mông nhìn chung đầu thai có khuynh hướng cử động nhiều, thường làm cho dữ liệu hình ảnh không đầy đủ. Ngoài ra, tác động của cơ hoành mẹ trong hô hấp thì lớn hơn ở thai ngôi mông. Ngược với tình trạng này, thiểu ối hoặc ngôi đầu sẽ giảm tác động âm tính của cử động thai lên sự thành công của DTI.

Hiện nay, với kỹ thuật này cho độ nhạy cao trong việc nhận diện và phát hiện lộ  trình của các bó sợi của não thai, tuy nhiên nó có độ đặc hiệu thấp, thường tạo các bó sợi “dương giả”. Ngoài ra, DT không cung cấp thông tin hướng của sự hoạt  động điện thế của sợi trục. Do đó, không thể phân biệt được những sợi ly tâm và sợi hướng tâm. Nhìn chung, chỉ khi thông hiểu về sinh lý của MR khuếch tán cho phép điều chỉnh đúng dữ liệu 3D do máy tính tạo ra.

Do sự hiện diện nhiều lần của ảnh giả do cử động, DTI trong tử cung vẫn còn được xem như thực nghiệm. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nào đó, nó đã cung cấp những thông tin có giá trị về cấu trúc của sự phát triển thai, thúc đẩy người kiểm tra đánh giá ảnh hưởng của những dấu hiệu hình ảnh khi còn trong tử cung lên sự  phát triển sau sanh để hiểu ý nghĩa chức năng của nó.

MR phổ:

Một phương pháp MR hình ảnh thần kinh tiến bộ nhiều hứa hẹn trong việc đánh giá não thai trong thực nghiệm là 1H spectroscopy  (Pugash et al., 2009). Dựa vào thời gian thu lâu của chuỗi xung phổ, kĩ thuật này đặc biệt nhạy với cử động thai vì vậy, dẫn đến kết quả không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thành công, nó cung cấp thông tin có giá trị về sự có mặt và số lượng các chất chuyển hóa trong não thai bao gồm myoinositol, choline, creatine, N-acetyl aspartate, lactate và  lipids. Khi đánh giá kết quả MR phổ của não, cần phải có kiến thức, vì phổ bình thường thai không thể so  sánh với bất kì phổ nào với não người lớn. Trong tương lai, kỹ thuật này có thể giúp cải thiện chẩn đoán trước sanh các rối loạn chuyển hóa và xa hơn nữa cho việc tiên lượng các tổn thương não thai.

Functional resting state BOLD fMRI: 

Sự phát triển gần đây nhất của lĩnh vực MR trước sanh là ứng dụng các chuỗi xung MR chức năng. Kỹ thuật này dựa trên tương phản của mức độ phụ thuộc nồng độ oxy máu (BOLD), điều này cho phép phát hiện không xâm lấn hoạt động tăng tưới máu độc lập của vùng nào đó trên não. Vì não thai phần lớn là hoạt động tự phát, các kỹ thuật hình ảnh não chức năng, có thể phát hiện sinh lý thần kinh tương quan của vùng hoạt động này, giúp chúng ta càng hiểu về sự phát triển não thai bình thường  và não bệnh lý. Ở não người lớn, dao động tự phát trên BOLD MRI lặp lại và có tính sinh sản được tổ chức hóa ở những mạng lưới chức năng đặc biệt và chuyển đến các mạng lưới ở trạng thái nghỉ (Schopf et al., 2010). Gần đây, chúng ta có thể vẽ được bản đồ của những mạng  lưới này trong não thai và minh họa không xâm lấn sự liên kết chức năng giữa những cấu trúc não quan trọng gồm vùng subplate và đồi thị.

Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011