banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

19/06/2017

Kỹ thuật đặt Kovac’s – Foley – Laminaria

I. MỤC ĐÍCH

– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ

– Nong cổ tử cung

II. CHỈ ĐỊNH

– Thai đủ trưởng thành chưa có dấu hiệu chuyển dạ

– Thai quá ngày

– Thai > 40 tuần

– Thai thiểu ối

– Thai dị tật bẩm sinh > 18 tuần

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Nhau tiền đạo

– Ối vỡ non

– Ngôi thai bất thường (thai đủ tháng)

– Tương đối: vết mổ cũ

IV. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ

– Tấm lót vô khuẩn

– Ống tiêm 50cc

– 1 kềm sát khuẩn

– 1 kẹp hình tim

– 1 mỏ vịt

– 5 cục gòn

– 1 cục tampon

– Túi Kovac’s/ Foley/ Laminaria

– Dung dịch sát khuẩn Povidine 5%

– NaCl 0.9%

1. Sản phụ

– Hướng dẫn tư vấn người bệnh hiểu các bước tiến hành và các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra (vỡ ối, nhiễm trùng, sa dây rốn…)

– Cho sản phụ tiểu sạch trước khi thực hiện 

– Động viên trấn an người bệnh hợp tác

– Hướng dẫn sản phụ nằm ở tư thế sản khoa

2. Nhân viên y tế

– Đeo khẩu trang

– Áo choàng

– Rửa tay thủ thuật

– Mang găng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh nhân trùng khớp
  2. Xác định vị trí nhau bám
  3. Nghe tim thai
  4. Trải tấm lót vô khuẩn dưới mông sản phụ
  5. Sát trùng
  6. Kiểm tra tim thai

VI. THEO DÕI

1. Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp…15 phút đầu (nếu đặt túi Kovac’s, thực hiện truyền NaCl  0,9% vào túi Kovac’s lượng nước truyền vào theo chỉ định bác sĩ nhưng không quá 300 ml)

2. Theo dõi tim thai, cơn gò, huyết, nước âm đạo mỗi giờ một lần hoặc khi có bất thường

3. 2 giờ sau lấy tampon (nếu có). Khám lại: tình trạng cổ tử cung, sự tự rớt túi, có sa dây rốn… nghe lại tim thai, cơn gò tử cung (hoặc khi người bệnh báo đau bụng)

4. Theo dõi tiếp nếu 4 giờ sau chưa rớt túi Kovac’s, Foley ra phải khám lại âm đạo, nong cổ tử cung…

5. Nếu 12 giờ sau khi đặt chưa chuyển dạ: xả nước, rớt túi, khám lại âm đạo: khám lại tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, ối, cho sản phụ nghỉ ngơi.

6. Sau rút túi chưa chuyển dạ, theo dõi tim thai, cơn gò, huýêt, nước âm đạo mỗi 4 giờ.

7. Sau khi rớt túi, dặn dò sản phụ nằm yên 20 phút đầuhạn chế đi lại tránh sa dây rốn. Lập lại thủ thuật theo chỉ định bác sĩ (tối đa lập lại thủ thuật 3 lần) 

Lưu ý: Trong quá trình theo dõi nếu có bất thường như: tim thai suy, sa dây rốn, ra huyết nhiều, cơn gò cường tính → báo bác sĩ gấp và chuẩn bị người bệnh trong tình trạng cấp cứu.

VII. HƯỚNG DẪN – GIÁO DỤC SỨC KHỎE

– Hướng dẫn sản phụ vệ sinh cá nhân trước khi làm thủ thuật

– Ăn uống: Ăn nhẹ (ăn không quá no) vì khi đau bụng sẽ dễ ói và nếu có mổ hạn chế nguy cơ trào ngược trong lúc mổ

– Có các dấu hiệu bất thường: đau bụng nhiều, ra huyết, ra nước phải báo ngay nhân viên y tế.