banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

01/06/2011

Điều trị bảo tồn ung thư tế bào mầm buồng trứng

BS. Võ Thanh Nhân, BS. Nguyễn Quốc Trực
BS. Phạm Văn Bùng, BS. Võ Đăng Hùng

TÓM TẮT

Qua khảo sát 56 trường hợp ung thư tế bào mầm buồng trứng được điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Ung Bướu  TP.HCM từ 1/2001 đến tháng 6/2006, chúng tôi rút ra một số ghi nhận sau :

1- Đa số bệnh nhân trong độ tuổi thanh và thiếu  nữ : 10 – 25 tuổi (85,8%). Phần lớn bệnh nhân còn độc thân và có gia đình nhưng chưa có con (92,8%). Trong chẩn đoán, siêu âm chiếm ưu thế nhờ độ nhạy cao (92%) và xác định kích thước bướu chính xác. Dấu hiệu sinh học CA125 dương tính cao nhất trong các trường hợp (76,9%). AFP (+) 66,7% đối với bướu không phải nghịch mầm và vẫn còn dương tính cao sau phẫu thuật (55,9%). ?hCG (+) 63,6% đối với bướu nghịch mầm.

2- Trong điều trị bảo tồn, đa số là phẫu thuật bảo tồn (cắt phần phụ một bên 78,6%) và phần lớn có hóa trị hỗ trợ (83,9%). Hầu hết bệnh nhân bị mất kinh nguyệt (95,8%) lúc hóa trị nhưng sẽ trở lại bình thường sau khoảng thời gian trung bình là 3,3 tháng.

3- Đối với tình trạng sản khoa sau điều trị bảo tồn, mặc dù số liệu còn khiêm tốn nhưng chúng tôi cũng ghi nhận trong nghiên cứu này có hai cháu bé ra đời khỏe mạnh và phát triển bình thường.

4- Với phương pháp điều trị bảo tồn, có 3/56 trường hợp tái phát và 1 trường hợp tử vong do độc tính hóa trị, 1 trường hợp tử vong do tái phát bỏ điều trị.

5- Chúng tôi ghi nhận được xác suất sống còn toàn bộ 5 năm là 95% và tính riêng cho bướu nghịch mầm là 100% và xác suất sống  còn không bệnh 5 năm là 67,9%. Đó là những tỉ lệ đáng khích lệ trong điều trị ung thư nói chung và ung thư tế bào mầm buồng trứng nói riêng.

 

 

Trích Tài liệu HN Phòng chống Ung thư phụ khoa lần 04, năm 2009