banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Rong kinh, rong huyết tuổi dậy thì

Rong kinh – rong huyết là khi kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc ra huyết âm đạo kéo dài không theo chu kỳ kinh thông thường của phụ nữ. Tình trạng này cũng hay gặp ở các em gái trong độ tuổi dậy thì khiến các em lo lắng, thiếu máu, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến việc học.

Nguyên nhân của hiện tượng rong kinh, rong huyết tuổi dậy thì là gì?

Có mối liên quan nào giữa rong huyết tuổi dậy thì và vô sinh như lời đồn thổi?

Tại sao bác sĩ lại kê đơn thuốc tránh thai cho bé gái bị rong huyết?

Rong kinh rong huyết dậy thì có tái đi tái lại hay không?

Quý phụ huynh có bé gái tuổi dậy thì và các bạn nữ nói chung quan tâm đến vấn đề Rong kinh – rong huyết còn thắc mắc hay lo lắng gì, hãy gửi câu hỏi theo mẫu đăng ký câu hỏi dưới đây.

Hãy tham gia buổi giao lưu trực tuyến lúc 14 giờ chiều thứ tư 9/01/2018, BS Trần Thị Nhật Thiên Trang, Trưởng khoa Khám Phụ khoa với chủ đề “RONG KINH- RONG HUYẾT TUỔI DẬY THÌ” để hiểu hơn về biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh và rong huyết , hậu quả, chẩn đoán  và phương pháp điều trị.

Chào bác sĩ. Cháu năm nay 25t, vừa kết hôn hồi tháng 7. Trước kinh nguyệt cháu rất đều. Nhưng sau khi có chồng tính tới nay thì kinh nguyện bị rối loạn cỡ 2-3 ngày và nhiều nhất là 2 tuần. Vừa rồi cháu có đi chích ngừa trái rạ, sởi, cảm, rubella, và giờ thì cháu đã trễ gần 10 ngày. Cháu rất lo lắng. Cháu có bị sao không ạ? Và cháu phải làm gì để đảm bảo cho sức khoẻ của mình? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Phạm Nhật Quỳnh - 25t tuổi

Trả lời:

E không mô tả rõ. Tuy nhiên, tôi xin phép tạm hiểu là e trể kinh hàng tháng từ 2-3 ngày đến 2 tuần? Nếu đúng như vậy, e phải cung cấp thêm một số thông tin, VD: E có đang dùng phương pháp ngừa thai gì không? nếu có thì cụ thể là gì? Ngoài ra, tâm lý cũng ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt. Vây nên, tốt nhất e nên đi khám phụ khoa để các BS có thể kiểm tra, nếu không có vấn đề gì e sẽ giải tỏa được sự lo lắng. Biết đâu kinh nguyệt đều trở lại.;-))

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Bác sĩ cho em hỏi. Kinh nguyệt em hằng tháng khá đều và thường hết trong vòng 3 ngày. Nhưng sau đó lại có các biểu hiện rong kinh đến 7 ngày. Bác sĩ cho em hỏi có vấn đề gì không ạ

Thanh Thanh - 23 tuổi

Trả lời:

Nếu hành kinh 3 ngày và rỉ rả vài ngày và sau 7 ngày thì hoàn toàn sạch sẽ thì đây là kiểu kinh nguyệt bình thường. Nhưng nếu hành kinh 3 ngày, rồi tiếp tuc rỉ rả thêm 7 ngày và tổng cộng đến hơn 10 ngày mới sạch. Thì tốt nhất, em nên đi khám phụ khoa để các BS xác định có nguyên nhân thực thực thể gì không. Nếu không có nguyên nhân gì, thì đôi khi trục của tử cũng cũng ảnh hưởng đến vấn đê này nên em cũng không cần qua lo lắng.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Con kinh nguyêt không đều. Mỗi lần tới chu kì kinh nguyệt là đâu lưng. Giờ con uống thuốc gì bác sĩ con đã có gia đình rồi rất mong có con.

Ngà - 26 tuổi

Trả lời:

Đau lưng trong khi hành kinh không là vấn đề. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến tình trạng con cái. Tuy nhiên, do em không nói rõ mình đã lập gia đình và mong con bao lâu rồi. Nếu đã hơn 1 năm, 2 vợ chồng nên đi khám hiếm muộn để các BS có thể đánh giá và tư vấn phù hợp.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Thường thì sau một tháng hoặc lố hoặc vài ngày là tháng rưỡi có kinh rồi, mà không hiểu sau có từ ngày 31/10 đến nay 7/1 rùi.vẫn chưa có kinh lại..liệu em nóng trong người quá hay bị gì mà chưa có ạ liệu em có nên đi khám phụ khoa không, nhưng em chưa quan hệ nên em nghĩ có đi thám thì cũng không mấy khả quan

Phan diễm trinh - 19 tuổi

Trả lời:

Tuổi của em đôi khi vẫn còn những chu kỳ không rụng trứng. Do đó, việc đi khám khi không thấy kinh nguyệt sau 2-3 tháng là việc nên làm. Vì nếu đúng là do chu kỳ không rụng trứng, thì sau khi ngưng kinh vài ba chu kỳ, do không có sự ổn định nội tiết lên nội mạc của progesterone (một nội tiết được sinh ra khi có rụng trứng), sẽ làm lớp nội mạc dày lên quá mức và bong tróc không đều sẽ gây hiện tượng cường kinh, rong kinh và thậm chí là băng kinh. Ngoài ra, nếu chu kỳ không rụng trứng liên tục (do bệnh lý) việc cần thiết phải uống thuốc để ra kinh để tránh một số bệnh lý nội mạc về sau ảnh hưởng đến tương lai sản khoa.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Dạ chào bác sĩ.. con bi co kinh di do lúc trước con uống ngừa khẩn cấp 4 viên trong 1 tháng. Con có điều trị ở từ dũ nhưng hết bị ma con có kinh dài 7 ngày vậy là con còn bị rong huyet không ạ. Và có ảnh hưởng gi tới việc con mang thai không ạ. Dạ con cảm ơn bác sĩ

Hồng Gấm - 23 tuổi

Trả lời:

Rõ ràng uống thuốc viên ngừa thai khẩn cấp 4 viên/tháng như vậy là không đúng rồi. Ngoài ra, loại thuốc này không lựa cho những trường hợp cần ngừa thai lâu dài, do đó em cần được tư vấn phương pháp ngừa thai phù hợp.

Về vấn đề hành kinh 7 ngày, em nên mô tả chi tiết hơn, VD: 7 ngày này gồm mấy ngày nhiều, khoảng cách giữa 2 chu kỳ ra sau. Nếu ngày nhiều chỉ khoảng 3-4 ngày và mọi việc kết thúc trong vòng 7 ngày, giữa 2 chu kỳ >21 ngày,... thì em cũng không cần quá lo lắng đâu. Và nếu là bình thường thì vấn đề này cũng không liên quan đến tương lai sản khoa về sau. Tuy nhiên, em cũng không nên quá chủ quan vì v/đ hiếm muộn còn phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Bác sĩ ơi tôi bị u soắn kích thước 34/43 tôi sạch kinh rồi thì có phải mổ không. Trước còn kinh thì sắp tới ngày kinh nguyệt là dau bụng quằn quại đau nhói như dùi đâm , nhưng từ ngày sạch kinh thì không đau nưa . siêu âm khối u vẫn còn kích thước như vậy ạ. Cảm ơn bác sĩ ạ

Nguyễn Thị Giang - 48 tuổi

Trả lời:

U buồng trứng xoắn là một cấp cứu ngoại khoa, có nghĩa là phải mổ cấp cứu càng nhanh càng tốt tránh tình trạng hoại tử buồng trứng, nặng hơn là nhiễm trùng và nhiễm độc. Do đó, theo những gì bạn mô tả tôi không nghĩ bạn bị u buồng trứng xoắn. Tuy nhiên, có một loại u buồng trứng liên quan thống kinh ( đau bụng kinh), nhưng nếu đúng là loại u này phương pháp phẩu thuật không phải là một lựa chọn đầu tiên. Do đó, tốt nhất bạn nên khám phụ khoa ở các BV có chuyên khoa để được khám và chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp chẩn đoán u buồng trứng loại gì? tình trạng hiện tại và phương thức xử trí thế nào.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Em đã có quan hệ tình dục và hiện tại em bị đau bụng mỏi lưng, âm đạo ra máu ít và thường chỉ ra vào buổi tối, không biết có bị sao không ạ

Mai - 20t tuổi

Trả lời:

Với những triệu chứng của em mô tả, em nên đi khám phụ khoa để các BS có thể đánh giá tình trạng cổ tử cung, viêm nhiễm hay không? Máu âm đạo xuất phát từ đâu? ....Từ đó các BS có thể cần chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán, giúp điều trị và tư vấn phù hợp.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Chào bác sĩ, cho em hỏi, em gái em năm nay 18 tuổi, mà mỗi khi có kinh ra rất nhiều kéo dài hơn 7 ngày, có khi 1 tháng có 2 lần, gương mặt rất nhợt nhạt, mỗi lần bị nặng vậy có đi khám bác sĩ nói thiếu máu thiếu sắt nặng, phải uống thêm sắt và điều trị thuốc ngừa thai để điều hòa kinh nguyệt, siêu âm thấy nội mạc mỏng. Cứ mỗi đợt điều trị thì ổn được vài chu kì lại tái lại. Cho em hỏi việc uống sắt có nên uống thường xuyên luôn ko, và tình trạng kinh nguyệt như vậy theo thời gian có thể tự cải thiện được ko ạ

Thu Nga - 29 tuổi

Trả lời:

Không rỏ em gái của em tuổi bắt đầu hành kinh là bao nhiêu? Tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày cụ thể như thế nào (VD: 7 ngày đều nhiều hay 3-4 ngày nhiều rồi rỉ rả thêm vài ngày?) và khi tháng có kinh 2 lần cách nhau bao nhiêu ngày? Do đó, tốt nhất nếu điều này còn lăp lại, em nên cho em gái đi khám trở lại để các BS có thể đánh giá tổng trạng thiếu máu mức độ nào? và có cần thay đổi thuốc điều trị hay không.

Riêng về vấn đề thiếu máu thiếu sắt: nếu vẫn còn thiếu máu thì vẫn phải duy trì điều trị và tái khám theo hẹn để các BS đánh giá lại.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Chào bác sĩ, con tôi đang điều trị rong kinh tại bệnh viện tỉnh. Con tôi đang uống thuốc ngừa thai mỗi ngày một viên. Tôi thấy lo lắng khi bé còn nhỏ quá mà uống thuốc ngừa thai, sợ ảnh hưởng nội tiết sau này. Bé được 13 tuổi. Xin bs cho lời khuyên.

Hải Châu - 13 tuổi

Trả lời:

Thuốc viên ngừa thai là một lựa chọn để điều trị rong kinh rong huyết. Tuy nhiên, chị không cung cấp rõ: cháu uống được bao lâu rồi? và hiện tại tình trạng rong kinh đã ổn định chưa? nếu đã ổn định, thông thường các BS cũng cho uống khoảng 3 chu kỳ rồi ngưng nên chị cũng không cần quá lo lắng.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Cho tôi hỏi, con tôi chưa quan hệ, tại sao khi đi khám vì bé ra máu 20 ngày, bác sĩ lại cho thử thai?

Minh Hải - 16 tuổi

Trả lời:

Ra huyết 20 ngày là một vấn đề cần được chẩn đoán và điều trị. Thử thai là một nguyên tắc khi chẩn đoán triệu chứng rong kinh rong huyết ở lứa tuổi có khả năng sinh sản. Do rong kinh, rong huyết liên quan thai và rong kinh, rong huyết không liên quan thai; cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau. Do đó, cần phải loại trừ nguyên nhân 100% do thai là việc làm cần thiết.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Có phải các bé bị rong kinh rong huyết dậy thì thì sau này cũng hay có bất thường về kinh nguyệt không bác sĩ?

Hồng Nhung - 16 tuổi

Trả lời:

Ở tuổi dậy thì có một tình vấn đề về kinh nguyệt chủ yếu là do chu kỳ không rụng trứng sẽ gây kinh nguyệt không đều, rong kinh, cường kinh và thậm chí băng kinh.Tuy nhiên, đây là một giai đoạn sinh lý sẽ qua khi hết lứa tuổi này (từ 2- 5 năm), vấn đề là các phụ huynh phải phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để các cháu không bị thiếu máu, nặng có thể gây suy nhược cơ thể. Còn về sau có rối loạn kinh nguyệt hay không là một vấn đề hoàn toàn khác, và ở lứa tuổi lớn hơn bất thường kinh nguyệt do những nguyên nhân khác nhau từ sinh lý đến bệnh lý. Và tùy theo nguyên nhân sẽ được điều trị tương xứng.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Bác sĩ cho con hỏi, nếu con bị đèn đỏ kéo dài thì con có nên tập thể dục giảm cân không? Con có nên nghỉ tập thể dục ở trường khi con đèn đỏ không bác sĩ?

Minh Anh - 16 tuổi

Trả lời:

Không rõ em bao nhiêu ký cân nặng nên không biết em có nên giảm cân hay không. Tuy nhiên, nếu em thấy mình thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì thì giảm cân là việc cần thiết. Vì ngoài sự thuận lợi kinh nguyệt sẽ ổn định hơn em có thể tránh một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa về sau.

Riêng về vấn đề có nên tập thể dục khi đang hành kinh hay không cũng còn tùy theo: loại vận động. Nếu chỉ là những vận động nhẹ nhàng thì cũng không có vấn đề gì phải lo lắng đâu.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Cách đây 2 năm, cháu nhà tôi bị ra máu nhiều ngày, được uống thuốc ngùa thai 3 tháng thì ổn. Tháng này lại kéo dài 10 ngày rồi. Tôi có nên cho cháu tiếp tục uống thuốc ngừa thai không ạ? Cháu 15 tuổi, nặng 58kg, cao 1m55.

Ánh Nguyệt - 15 tuổi

Trả lời:

Tình trạng của cháu là một kiểu rối loạn kinh nguyệt tuổi dây thì. Đặc trưng của lứa tuổi này, rối loạn là do chu kỳ không rụng trứng, gây kinh nguyệt không đều và cường kinh, rong kinh. Ngoài ra, với cân nặng 58 ký với chiều cao 1m55 là cháu thuộc nhóm thừa cân, điều này sẽ làm tăng nặng lên rối loạn này. Vậy nên, tốt nhất cháu phải giảm cân, ngoài ra nên đi khám trở lại. Nếu có thể các BS có thể thay thế thuốc khác phù hợp hơn cho lứa tuổi của cháu. VD: các loại thuốc thuộc nhóm Progesterone gần với tự nhiên ở nữa chu kỳ sau để bổ sung nội tiết, giúp kinh nguyệt cháu có thể ổn định hơn.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Kính chào bác sĩ. Ngày trươc tôi cũng bị rong kinh có điều trị bằng cây cỏ mực. Con gái tôi lúc nhỏ bị rong kinh được điều trị thuốc tây. Bây giờ cháu gái tôi 12 tuổi lại rong kinh, tôi có nên cho cháu uống cỏ mực để tránh tác dụng phụ của thuốc tây không? Cám on BS

Thùy Trang - 12 tuổi

Trả lời:

Rất xin lỗi chị vì tôi là BS tây y nên không thể có ý kiến về cỏ mực để điều trị rong kinh được.

Ngoài ra, không rõ thuốc cháu đang sử dụng là thuốc gì nên không thể có lời tư vấn cụ thể là thuốc có hại hay thuốc có thành phần gần với tự nhiên có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, chị cũng không cần quá lo lắng vì các BS sản phụ khoa thông thường khi điều trị rong kinh, rong huyết thường chỉ kéo dài 3 chu kỳ rồi ngưng.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Con cần giữ vệ sinh như thế nào khi con đang điều trị rong huyết. Con uống thuốc 1 tuần nay nhưng vẫn ra máu chút chút nên con phải xài băng hằng ngày hoài. Con thấy ngứa nữa. Con cám ơn bác sĩ nhiều ạ.

bluemoon - 16 tuổi

Trả lời:

Ở đây mình có 3 vấn đề:

1. Cách giữ vệ sinh Khi đang rong huyết: khi đang rong huyết dù lượng ít vẫn nên thay băng thường xuyên, khoảng 4giờ/ lần. Tắm rửa sạch sẽ, có thể dùng nước thường hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ nếu cần ( theo hướng dẫn sử dụng của thuốc).

2. Riêng về vấn đề điều trị không thể cho ý kiến được vì thiếu thông tin: VD: tình trạng rong huyết là thế nào, chẩn đoán của BS là gì? thuốc gì đang uống?....

3. Riêng về vấn đề ngứa do dùng băng liên tục có thể em đã bị viêm âm đạo mà tác nhân thường gây ngứa là nấm. Do đó, tốt nhất e phải đi khám để các BS có thể lấy dịch âm đạo tìm nấm. Ngoài ra, các BS có thể đánh giá lại tình trạng rong huyết của mình có ổn chưa. Nếu chưa ổn có thể thay đổi thuốc điều trị.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

em năm nay 22 tuổi .Em vừa hết kinh 10 ngày. hôm trước e vừa quan hệ với bạn trai có dùng bcs , không bị đau rát, chảy máu rất bình thường .nhưng sáng hôm sau em thấy có ra tí máu mòng hồng giống như ngày đầu của chu kì kinh nguyệt, không có triệu chứng đau rát, ngứa hay đau bụng gì cả.Những lần trước quan hệ tụi e vẫn dùng bcs và không có gì bất thường. XIn hỏi e bị vấn đề gì ạ ?

Anna - 22 tuổi

Trả lời:

Như tình huống của bạn mô tả là bạn đang bị triệu trứng xuất huyết giữa chu kỳ. Tuy nhiên, xuất huyết giữa chu kỳ có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Sinh lý thường thỉnh thoảng mới xuất hiện, lượng máu thường màu hồng và rất ít. Nguyên nhân thường do thay đổi nội tiết ở giữa chu kỳ sụt giảm nên có sự bong tróc một ít nội mạc gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, bạn mới xuất hiện lần đầu và liên quan với sau giao hợp. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa, để các BS có thể quan sát ghi nhận xuất huyết từ đâu: từ Cổ tử cung hay từ lòng tử cung, cổ tử cung có viêm nhiễm hay không, nếu cần các BS sẽ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cho mình (đây là xét nghiệm dành cho tất cả các Phụ nữ có quan hệ có chồng hoặc có quan hệ), ngoài ra có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác như: soi cổ tử cung, siêu âm và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân xuât huyết. Từ đó, mới có cơ sở để điều trị và tư vấn cụ thể được.

BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang - Khám phụ khoa

Xem thêm