banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

26/05/2010

Chăm sóc hậu phẫu sau mổ phụ khoa

    Bs. Giang Châu Võ
    Khoa Hậu Phẫu – BV Từ Dũ 

I. MỤC ĐÍCH:
- Phát hiện sớm các bất thường sau mổ.
- Chăm sóc vết thương, ống dẫn lưu.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Vệ sinh cá nhân.
Theo dõi và ổn định các bệnh lý nội khoa trước đó.

II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG:
1. Hậu phẫu ngày thứ 0:
- Bệnh nhân mới vừa được mổ xong
- Dịch truyền 2000 ml gồm 1000 ml glucoza 5% và 1000 ml NaCl 0,9% hay lactate Ringer.
- Bệnh nhân nhịn ăn.
- Có thể uống ít nước.
- Chăm sóc cấp I.
2. Hậu phẫu ngày thứ 1:
- Tiếp tục dịch truyền 1000ml hay 1500 ml.
- Cho bệnh nhân uống nước.
- Uống nước súp, bột dinh dưỡng, nước cháo loãng.
- Chăm sóc cấp II
3. Hậu phẫu ngày thứ 2:
- Nếu bụng mềm, không phình và đã có Gaz:
  • Cắt dịch truyền.
  • Cho ăn cháo đặc.
- Nếu bụng mềm, không phình và chưa có Gaz.
  • Truyền thêm dịch.
  • Khoan cho ăn.
  • Vận động đi lại
- Nếu bụng mềm, phình chướng và chưa có Gaz.
  • Truyền thêm dịch.
  • Khoan cho ăn.
  • Đặt sonde hậu  môn.
- Nếu bụng căng cứng, phình chướng.
  • Hội chẩn khoa,  lưu ý viêm phúc mạc sớm.
4. Hậu phẫu ngày thứ 3:
Ngưng dịch truyền cho ăn uống bình thường.
Lưu ý:
- Bệnh nhân bệnh tim mạch, dọa OAP nên cắt bớt dịch truyền và truyền dịch với tốc độ chậm.
- Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa ( nôn ói, tiêu chảy…) hay sốt cao cần gia tăng và kéo dài lượng dịch  truyền.
- Bệnh nhân già ăn uống kém, suy kiệt, nhiễm trùng nặng, phẫu thuật khó kéo dài.
  • Thử albumin serum.
  • Truyền thêm các dung dịch chứa chất đạm (Albutein, Mekoamin, Amino plasma…)
- Bệnh nhân già, bệnh  nhân mắc bệnh hô hấp, tim mạch… cần ngồi dậy vỗ lưng nhiều lần trong ngày. Mỗi  lần 10 – 15 phút.
 
III. MỔ CẮT TỬ CUNG NGÃ ÂM ĐẠO.
- Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, Huyết áp, Nhiệt độ, Nhịp thở.
- Lượng nước vào ra (quan trọng là nước tiểu trong 24 giờ )
- Gaz (bình thường 24 -48 giờ )
- Chế độ dinh dưỡng.
- Chảy máu mõm cắt, Âm hộ, Tầng sinh môn.
  • Rịn máu ít dùng tampon tẩm oxy già chèn vào âm đạo 2 giờ sau rút ra.
  • Chảy nhiều may phục hồi
- Tụ dịch mõm cắt, nhiễm trùng mõm cắt
  • Siêu âm kiểm tra mỏm cắt, 2 hố chậu.
  • Phá mõm cắt, thoát lưu dịch máu, mủ.
  • Rửa âm đạo âm hộ ngày 2 lần
- Tổn thương bàng quang, niệu quản.
  • Dò bàng quan âm đạo phụ thuộc áp lực bàng quang và kích thước lổ dò thường xảy ra muộn sau 4 tuần.
  • Có dịch loãng chảy ra từ âm đạo khi ho hay gắng sức.
  • Bơm bàng quang bằng NaCl 0,9% có pha Bleu Methylen.
  • Khám đặt mỏm vịt, chèn 2 tampon khô vào âm đạo.
  • Tampon nhuộm màu bleu methylen à dò
  • Hội chẩn chuyên khoa niệu.
- Bán tắc ruột, liệt ruột
- Viêm phúc mạc khu trú, toàn thể.
- Lưu thông tiểu 48 – 72 giờ.

IV. MỔ BỤNG.

- Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, Huyết áp, Nhiệt độ, Nhịp thở.
- Lượng nước vào ra (quan trọng là nước tiểu trong 24 giờ )
- Gaz ( bình thường 24 -48 giờ )
- Chế độ dinh dưỡng
- Vết mổ thành bụng:
  • Vết mổ sạch khô:
+ Không thay băng vết mổ
+ Cắt chỉ sau mổ 5 – 7 ngày.
  • Vết mổ chảy máu:
+ Chảy máu ít thấm băng: thay băng và băng ép chặt vết mổ.
+ Chảy máu nhiều: tháo băng kiểm tra vết mổ may cầm máu
  • Vết mổ nề tím, tụ  máu:
+ Thể hiện bằng một đám bầm tím gồ lên nơi vết mổ
+ Cắt mối chỉ, lấy hết máu cục, rửa sạch vết mổ sau đó may da lại.
+ Kháng viêm chống phù nề.
  • Vết mổ nhiễm trùng:
+ Xảy ra ngày thứ 4 – 5 sau mổ. Vết mổ sưng nóng đỏ đau.
+ Cắt mối chỉ để hở vết mổ cho thoát dịch, mủ.
+ Lấy dịch vết mổ nuôi cấy vi trùng làm kháng sinh đồ.
+ Rửa sạch vết mổ, đặt penrose, thay băng ngày 2 lần.
+ Kháng sinh theo kháng sinh đồ, may lại khi vết mổ đã sạch
- Chảy máu mõm cắt.
- Tụ dịch mõm cắt, nhiễm trùng mõm cắt.
- Tổn thương bàng quang, niệu quản.
  • Căng đau 1 bên hố chậu.
  • Siêu âm niệu quản dãn, đài bể thận dãn.
  • Hội chẩn chuyên  khoa niệu.
- Bán tắc ruột, liệt ruột. (bài tắc ruột, bán tắc ruột.)
- Viêm phúc mạc khu trú, toàn thể. (bài viêm phúc mạc.)
                                       
Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009.
Phác đồ điều trị Sản Phụ khoa bệnh viện Từ Dũ.
Sách Sản Phụ Khoa tập 1 và 2.