banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

22/06/2009

Hội chứng buồng trứng đa nang điều trị bằng phẫu thuật nội soi đốt điểm BT

Ths. Bs. Lê Quang Thanh
Phòng KHTH -  BV Từ Dũ

SUMMARY

The surgical treatment of Polycystic Ovarian Syndrome  (PCOS) by laparotomy ovarian wedge resection was first reported by Stein and Leventhal in 1935. However, the procedure was often associated with the development of periadnexal adhesions obviating the beneficial effects of  surgery. Therefore, this surgical treatment became truly obsolete. Advances in laparoscopic techniques have resulted in a resurgence of interest in surgical  induction of ovulation. Laparoscopic ovarian drilling (LOD) is a less invasive modification of ovarian wedge resection. Due to the reasonable pregnancy rates and the ease of carrying out the procedure lod is widely performed around the world. in contrast to LOD, medical treatment is less dependent on the surgeons skill and technique. It is relatively inexpensive, and unlike LOD it may also decrease the future development of coronary heart disease. A randomized trial comparing the effects of metformin and LOD in women with PCOS is recommended. Until then, it is reasonable to treat women with PCOS-related infertility  medically and use LOD sparingly.

Keywords: polycystic ovary syndrome, laparoscopic ovarian drilling, laparoscopy ovarian diathermy.

Năm 1935, Stein và Leventhal là những tác giả đầu tiên đưa ra phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hở xẻ buồng trứng cho những trường hợp buồng trứng đa nang (BTĐN). Nhằm mục đích điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai.(1) Vào thời kỳ đó phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất đối với những trường hợp BTĐN. Phẫu thuật càng ngày càng được áp dụng rộng rãi và được xem như là điều trị chuẩn cho những trường hợp BTĐN trong một thời gian dài. Nhưng kể từ khi Clomiphen Citrat (CC) được đưa vào điều trị BTĐN thì phẫu thuật hở xẻ buồng trứng không còn giữ vị trí độc tôn nữa mà chỉ được xem như một chọn lựa điều trị sau khi CC thất bại.(2)  Điều trị phẫu thuật hở xẻ buồng trứng tiếp tục được chấp nhận cho đến năm 1981 Adashi và cs đề cập đến biến chứng tạo dính sau phẫu thuật rất cao(3) và đặc biệt là khi Hmg đã chứng tỏ được ưu thế vượt trội(4) thì điều trị phẫu  thuật hở xẻ buồng trứng trở nên lỗi thời.

Vào thập niên 1980,  những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật nội soi ổ bụng và cách thức đốt điểm buồng trứng thay cho xẻ buồng trứng đã làm cho quan điểm điều trị BTĐN bằng phẫu thuật lại được quan tâm trở lại sau một thời gian bị quên lãng. Đến  năm 1984, sau báo cáo đầy ấn tượng của Gjonnaess(5) về việc ứng dụng nội soi ổ bụng để điều trị BTĐN thì quan điểm điều trị bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng được xem là một hướng đi mới và rất được ủng hộ. Người ta thấy rằng điều trị bằng phẫu thuật nội soi không chỉ rẻ tiền và đơn giản hơn điều trị bằng kích thích tố (không cần theo dõi nội tiết và siêu âm), mà loại trừ được nguy cơ đa thai và quá kích buồng trứng.(6) Đồng thời những báo cáo bước đầu cho thấy nguy cơ tạo dính rất thấp khi mổ nội soi đốt điểm buồng trứng so với mở bụng hở xẻ buồng trứng. Do đó phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng được đề nghị như là một chọn lựa điều trị đối với những bệnh nhân (BN) không đáp ứng với CC.

Gần đây khi Metformin được đưa vào điều trị và chứng tỏ được hiệu quả cao và ít xâm lấn hơn(7,8) thì chỉ định phẫu thuật lại bị hạn chế. Phẫu thuật chỉ còn được đề nghị khi Metformin thất bại hoặc khi có chỉ định kết hợp thám sát đường sinh dục và vùng chậu.

* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf.

Files đính kèm