banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

07/03/2009

Băng huyết sau sanh

Bs. Phạm Thanh Hải
   BV Từ Dũ

Tóm tắt

Dịch tễ: theo WHO  tỷ lệ BHSS thấp nhất tại Quatar (0,55%) và cao nhất tại Hunduras (17,5%), tại  Bệnh viện Từ Dũ năm 2006 tỷ lệ BHSS là 0,38%. BHSS là nguyên nhân hàng đầu làm  gia tăng tỷ lệ tử vong mẹ: Châu Phi (25%) Indonesia (43%); Philippines (53%)  Guatemala (53%) tại các nước phát triển thấp hơn: Vương quốc Anh (16%); tại Mỹ  giai đoạn 1987 – 1990 là 28,7%, giai đoạn 1991 – 1999 là 17%; tại Pháp là 13%. Nguyên  Nhân: 1. Đờ tử cung 70% (các yếu tố nguy cơ gây đờ tử cung  như sau: Đa thai (OR=2,4), Người Tây Ban Nha (OR=2,21), Giục sanh > 18g  (OR=2,23), Thai > 4500g (OR=2,05), Nhiễm trùng ối (OR=1,8), Mẹ tiểu đường  (OR=7,6), Chuyển dạ kéo dài (OR=4,0)). 2.Bất thường của bánh nhau 10%  (Sót nhau, Nhau cài răng lược). 3. Chấn thương sinh dục 20%. 4.  Rối loạn đông máu 1%. Yếu Tố Nguy Cơ: 1.Tuổi (OR = 1,5); 2.Chủng  tộc: Châu Á OR = 1,73, Tây Ban Nha OR = 1,66; 3. BMI (OR= 1,5); 4.Số  lần sanh > 5 lần; 5.Bệnh lý nội khoa: hội chứng Marfans,  Ehlers-Danlos, bệnh von WilleBrand, Hemophilia . . .6.Thai quá ngày (OR  = 1,37); 7.Thai phì đại (OR = 2,01); 8.Đa thai (OR 1,8 – 4,4). 9.U  xơ tử cung (OR= 1,9); 10.Chảy máu trong thai kỳ; 11.Tiền căn BHSS (OR= 2,2); 12.Tiền căn mổ lấy thai (OR=3,1); 13.Giục sanh (OR từ  1,5 – 5,5); 14.Thời gian chuyển dạ kéo dài (OR=1,6);15.Giảm  đau (OR=1,3); 16.Sanh kềm hay hút (OR = 1,66);17.Nhiễm  trùng ối (OR = 1,3). Dự Phòng: 1.Xử trí tích cực giai đoạn  3 chuyển dạ phòng ngừa được BHSS (mất > 500ml với RR = 0,38 – 95% CI:  0,32 – 0,46; mất > 1000ml với RR = 0,33 – 95% CI: 0,21 – 0,51). 2.  Misoprostol: WHO khuyến cáo sử dụng 600mg uống để dự phòng BHSS. Điều Trị: Thuốc gò tử cung (đờ tử cung), Chèn lòng tử cung, Thuyên tắt động  mạch, Mũi may B-Lynch, Thắt động mạch tử cung, Thắt động mạch hạ vị, Cắt tử  cung

* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf

Files đính kèm