banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Giảm đau sản khoa: Để cơn đau đẻ không là nỗi ám ảnh

Thời gian: 14g00, thứ 3, ngày 11/9/2018

Địa điểm: Bệnh viện Từ Dũ

Bác sĩ tham gia giao lưu:

1/ BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Là một trong những chuyên gia về giảm đau sản khoa của BV Từ Dũ, BS Tào Tuấn Kiệt sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về cơ chế tác động của phương pháp giảm đau, tác dụng phụ, kỹ thuật thực hiện... Phần giải đáp này sẽ giúp các mẹ bầu và thân nhân yên tâm khi lựa chọn 1 tiến bộ của y khoa giúp cho cuộc sanh không còn là sự ám ảnh.

2/ CNHS. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

NHS Phương Trinh - NHS trưởng Phòng Sanh - người đã tư vấn nhiều ca giảm đau sản khoa và ghi nhận nhiều cảm xúc của các sản phụ khi vượt cạn - sẽ chia sẻ những lợi ích của phương pháp này đến tâm lý và sức khoẻ của sản phụ trong giây phút vượt cạn.

Bác sĩ cho e hỏi gây tê tủy sống thì sau sinh có tác dụng phụ gì không ạ?

Nguyễn An Nhiên - 30 tuổi

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi

Hầu như không có tác dụng phụ nào sau khi gây tê tuỷ sống, bạn yên tâm

Trân trọng cảm ơn

BS. CK2. Hồng Công Danh - Khoa Gây mê hồi sức

Chào BS. Em đang bầu lần 2, lần 1 sinh đôi nên sinh mổ & lần 2 này có thể sẽ bị mổ tiếp ^^? Em nghe nói mổ lần 2 đau hơn nhiều so với lần 1. Vậy em sd pp mổ không đau đồng thời vs gây tê tủy sống được k ah? Thêm nữa, em có được biết ở BV Hạnh Phúc họ có sd keo dán vết mổ, mổ không đau, mau lấy lại sức... có loại keo đó k ah, và làm cách nào để giúp thiểu tối đa đau sau khi sinh mổ lần 2 ah? Cảm ơn các BS nhiều ah.

Thúy - 33 tuổi

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi

Ý bạn hỏi khi mổ bạn sẽ được gây tê tuỷ sống và duy trì giảm đau ngoài màng cứng sau mổ phải không?

Đối với trường hợp sanh mổ của bạn, chỉ cần gây tê ngoài màng cứng để giảm đau lúc mổ và duy trì giảm đau sau mổ là đủ, không cần phải gây tê tuỷ sống

Đối với việc sử dụng keo dán vết mổ bạn sẽ được tư vấn lúc nhập viện

Trân trọng kính chào

BS. CK2. Hồng Công Danh - Khoa Gây mê hồi sức

em chào bác sĩ.suốt thai kỳ em đang khám thai bên dịch vụ ở bệnh viện từ dũ thai em hiện đã 25 tuần . em muốn đăng ký sanh dịch vụ gia đình thì khoảng bao nhiêu tuần là đăng ký được ạ và nếu đăng ký em cần những thủ tục gì?hay em theo khám suốt thai kỳ bên bệnh viện mình rồi thì khỏi cần đăng ký em tập đầu nên cũng k giành lắm. xin bs tư vấn giúp em .em ơn ạ! em muốn hỏi thêm về 2 loại thuốc em đang uống pmnextg cal uống sáng và hemoq mom uống trưa bs cho em hỏi 2 loại này em nen uống trước khi ăn hay sau khi ăn ạ .xin bs trả lời giúp em !

mai mai - 27 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn 

Khị có dấu chuyển dạ bạn đươc chuyễn đến  Khoa Sanh theo dõi ,  lúc đó sẽ có NVYT tại Khoa Sanh tư vấn về các dịch vụ , nếu có nhu cầu sanh DVGĐ bạn sẽ đăng ký .Khi Cổ tử cung bắt đầu mở được 4cm bạn sẽ đươc chuyển vào DVGĐ  cùng 1 thân nhân bạn nhé !

Không cần thủ tục gì cả , Bạn chỉ cần đăng ký & ký tên vào phiếu đăng ký sanh DV .

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Cô Trinh cho em hỏi quy trình khi đi sanh tại BV cô với ạ?! Em cảm ơn!

Phương Thu - 25 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn 

Nếu bạn chọ BVTD. Khi dến sanh bạn nhớ mang

- Hồ sơ  khám thai gồm sổ khám thai . các kết quả  XN -Siêu Âm - X quang ( nếu có )

- Bảo Hiễm y tế .

- Giấy  CMND  còn hạn sử dụng để lấy giấy chứng sanh khi xuất viện .

& tất nhiên bạn nhớ đem theo tiền đóng tạm ứng nhé .

 - 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

BS cho em hỏi, pp đẻ không đau có kết hợp trong việc sinh mổ không? Sinh mổ xong thường hết thuốc là sẽ rất đau, vậy khi áp dụng pp đẻ không đau có làm cho không có cảm giác đau sau khi mổ không?

Thúy - 33 tuổi

Trả lời:

Chào bạn, 

Với những sản phụ có làm giảm đau sản khoa bằng phương pháp gây tê NMC, trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nếu có chỉ định mổ lấy thai, khi vào phòng mổ, BS GMHS sẽ bơm tiếp thuốc tê với nồng độ và liều lượng lớn để mổ. Sau mổ, những sản phụ này có thể hưởng lợi bằng việc tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng sau mổ. 

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Em được biết đẻ không đau là gây tê vào tủy sống, nhưng từ khi có bầu 3 tháng cuối em hay bị đau lưng, vậy liệu em có thể dùng phương pháp đẻ không đau đó không ạ? và nếu làm thì có ảnh hưởng cột sống gì về sau này không?

Bùi Thị Cúc - 24 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn hay bị đau lưng vào 3 tháng cuối thai kỳ, đó không là một chống chỉ định của gây tê NMC. Do đó, bạn vẫn có thể thực hiện được đẻ không đau. Nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến cột sống sau này.

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Sao mình vẫn dùng pp gây tê thay vì gây mê? Trước sinh mình đã có tìm hiểu 2 pp này và được khuyên là nên gây mê sẽ ít tác dụng phụ hơn nhưng BV mình vẫn sử dụng pp gây tê là chủ yếu trong sanh mổ. Giờ sanh con đã đc hơn 5 tháng thì hầu như cảm nhận gần hết các tác dụng phụ của pp gây tê tủy sống. Mọi hoạt động cơ thể đều giảm gần như 1 nữa.

Hiền - 36 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Trong giảm đau trong chuyển dạ (đẻ không đau), phương pháp hiệu quả nhất vẫn là gây tê ngoài màng cứng để giảm đau.

Trong phẫu thuật mổ lấy thai, hiện nay, phương pháp gây tê tủy sống vẫn được ưu tiên lựa chọn. 

Gây tê tủy sống có rất nhiều ưu điểm: mẹ tỉnh táo hoàn toàn, nghe con khóc, biết được cân nặng, giới tính con ngay sau sanh và có thể thực hiện phương pháp Da kề Da ngay tại phòng mổ. Sau mổ, sản phụ với gây tê tủy sống, thuốc tê còn tác dụng giảm đau tốt thêm vài giờ sau mổ, mẹ mau hồi phục. Về phía con: bé sinh ra khóc tốt hơn, hoàn toàn không ảnh hưởng bởi thuốc tê; làm "da kề da" ngay tại phòng mổ.

Nếu sản phụ phải gây mê để mổ lấy thai, nguy cơ cho mẹ và bé sẽ nhiều hơn. Mẹ có thể bị trào ngược dạ dày thức ăn vào phổi khi gây mê. Có thể xảy ra tình huống đặt nội khí quản khó gây suy hô hấp cho mẹ do sự biến đổi đường thở ở phụ nữ mang thai. Mẹ sẽ đau ngay sau mổ, cảm giác ngầy ngật, buồn nôn,...  Về phía bé sau sanh: bé sẽ không khóc tốt do ngấm thuốc mê; không làm được da kề da.

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Xin chào các bác sĩ! Bác vui lòng cho e hỏi: khi đã sử dụng dv sinh không đau, đã tiêm thuốc NMC trong qá trình sinh nhưng vẫn k sinh được phải chuyển qa mỗ! Như vậy thì tiêm thuốc thêm đê mỗ hay sao ạ? Có phải mình tiêm 2 lần k ạ? Ở Từ Dũ có sinh mỗ dv gia đình k ạ? Xin cảm ơn các bác sĩ! Chúc các bác sĩ luôn vui- khoẻ ạ!

Kim - 32 tuổi

Trả lời:

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Đẻ không đau nên sản phụ sẽ không đau, từ đó mất cảm giác rặn, nên có thể gây ra chuyển dạ kéo dài, dễ dẫn đến mổ đúng không ạ ?

Thảo - 32 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn

Phương pháp giảm đau sản khoa giúp cho cuộc vượt cạn không đau, ít mất sức, cuộc chuyển dạ xảy ra dễ dàng hơn tuy nhiên không làm mất cảm giác rặn. 

Khi đủ điều kiện sanh, Bạn sẽ có cảm giác  bụng căng cứng do cơn co tử cung. Lúc này, Bạn sẽ được Bác sĩ và các cô nữ hộ sinh hướng dẫn rặn sanh. 

Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến cuộc chuyển dạ kéo dài và không dẫn đến mổ lấy thai bạn yên tâm nhé. 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Bác sĩ cho em hỏi: thủ thuật gây tê màng cứng có đau và mất nhiều thời gian ko ạ?

Chi Tran - 30 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn đừng quá lo lắng! Trước khi thực hiện kỹ thuật gây tê NMC, bạn luôn được Bs GMHS gây tê tại chỗ, ngay vị trí chọc kim. Bạn sẽ không cảm thấy đau khi chúng tôi thực hiện thủ thuật. Thời gian tối thiểu cho thực hiện kỹ thuật này khoảng 10 - 15 phút.

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Cho em hỏi khi chích gây tê có đau không ạ? Mình có áp dụng các phương pháp giảm đau không dùng thuốc (thư giãn, tư thế sinh, thuỷ liệu pháp....) không ạ, hay chỉ áp dụng pp gây tê NMC ạ? Em cảm ơn.

Trang - 30 tuổi

Trả lời:

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Chào các chuyên gia, em có một thắc mắc là có phải có một số mẹ bầu dù sanh đẻ nhưng chủ yếu họ lại cảm thấy đau lưng thôi, chứ họ không thấy đau đẻ quằn quại đến nỗi la hét như những người khác, và họ đẻ rất dễ, rất nhanh. Trường hợp này có phải là hiếm không ạ? Và mẹ em và bà ngoại em thuộc trường hợp này thì em sau này khi sanh đẻ có khả năng giống vậy không ạ?

Quỳnh - 25 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn

Khi vào chuyển dạ, bất cứ sản phụ nào cũng phải có  3- 5 dấu hiệu như sau: 

1. Đau bụng từng cơn và tăng dần.

2. Ra nhớt hồng âm đạo. 

3. Sự thay đổi của cổ tử cung, sự xóa mở của cổ tử cung . 

4. Thành lập của đầu ối. 

5. Sự tiến triển của ngôi thai. 

Bạn mới có thể sanh được, tuy nhiên có người chỉ cảm giác đau lưng nhiều hơn đau bụng nhưng tùy theo cơ thể của mỗi người khác nhau nên các cuộc chuyển dạ và sanh đẻ cũng hoàn toàn khác nhau. 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Cho em hỏi là tiêm thuốc đẻ không có di chứng gì về sau không ạ?

Nguyễn Thị Trúc - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Di chứng của đẻ không đau là rất hiếm.

* Nhức đầu sau gây tê NMC, nhưng rất hiếm:

Nhức đầu sau gây tê NMC thường là do thủng màng cứng, có thể gặp phải ở các trường hợp có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nguy cơ này sẽ giảm nếu sản phụ bình tĩnh và giữ yên tư thế trong khi đặt ống thông.

-   Nếu nó xảy ra, một số phương pháp điều trị hiệu quả để làm dịu cơn đau hoặc để ngăn ngừa cơn đau đầu một cách nhanh chóng (nằm nghỉ ngơi, uống nước nhiều, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau,...)

-   Nếu nó vẫn tồn tại, vá thủng màng cứng có thể được thực hiện bằng cách tiêm máu của chính sản phụ vào trong khoang NMC.

*  Đau lưng:

Đây chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp “đẻ không đau”. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sanh là do gây tê NMC. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sanh, vẫn gặp đau lưng sau sanh. Đau lưng sau sanh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

*  Biến chứng nhiễm trùng là rất hiếm (1/145.000).

*  Liệt chân, là một tai biến nghiêm trọng thường là do không tôn trọng các chống chỉ định (1/500.000).

·     Nhức đầu sau gây tê NMC, nhưng rất hiếm:

Nhức đầu sau gây tê NMC thường là do thủng màng cứng, có thể gặp phải ở các trường hợp có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nguy cơ này sẽ giảm nếu sản phụ bình tĩnh và giữ yên tư thế trong khi đặt ống thông.

-     Nếu nó xảy ra, một số phương pháp điều trị hiệu quả để làm dịu cơn đau hoặc để ngăn ngừa cơn đau đầu một cách nhanh chóng (nằm nghỉ ngơi, uống nước nhiều, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau,...)

-     Nếu nó vẫn tồn tại, vá thủng màng cứng có thể được thực hiện bằng cách tiêm máu của chính sản phụ vào trong khoang NMC.

·     Đau lưng:

Đây chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp “đẻ không đau”. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sanh là do gây tê NMC. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sanh, vẫn gặp đau lưng sau sanh. Đau lưng sau sanh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

·     Biến chứng nhiễm trùng là rất hiếm (1/145.000).

Liệt chân, là một tai biến nghiêm trọng thường là do không tôn trọng các chống chỉ định (1/500.000).

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Tôi muốn hỏi, gây tê NMC trong giảm đau sản khoa có phải tương tự như gây tê để mô lấy thai nhưng nông đo thuốc tê được điều chỉnh để van có thể ran sanh được phải không ạ? Và khi điều chỉnh có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như mức độ cảm nhận của sản phụ đẻ có thể kiểm soát được quá trình chuyển dạ của sản phụ không ạ? Và xin được phép hỏi thêm, có trường hợp nào khi gây tê NMC, sản phụ không chuyển dạ được và phải chuyển qua sanh mổ không ạ? Xin cảm ơn.

Trần pham thuy nhung - 34 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Gây tê NMC trong giảm đau sản khoa khác với gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Thuốc tê sử dụng trong gây tê NMC được sử dụng với nồng độ rất thấp để chỉ ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vân động. Do đó, sản phụ vẫn có thể rặn sanh được.  

Để duy trì tiếp tục giảm đau cho đến khi sanh xong, người ta có thể dùng 2 phương pháp:

• Truyền thuốc tê liên tục bằng một bơm tiêm tự động.

• Hoặc bằng một bơm tiêm đặc biệt: sản phụ sẽ bấm nút để bơm tiêm tự bơm một lượng thuốc tê khi sản phụ thấy đau (sản phụ chủ động điều khiển máy bơm để cắt cơn đau)

Dù là phương pháp nào, giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê NMC đều có thể linh hoạt, phù hợp suốt quá trình chuyển dạ. Với những sản phụ đã được làm “đẻ không đau”, nếu có chỉ định mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Đẻ không đau không làm tăng tỉ lệ mổ lấy thai.

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Cho em hỏi, khi sanh nếu mình không còn đau nữa thì có khi nào em bé sắp ra rồi mà em ko có cảm giác luôn ko ạ?

Thuỷ - 34 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn

Phương pháp giảm đau sản khoa giúp cuộc vượt cạn không đau, ít mất sức nhưng bạn vẫn nhận biết được cơn gò tử cung qua bụng căng cứng và giảm cảm giác mắc rặn nhưng vẫn có thể rặn sanh bình thường qua sự hướng dẫn của nhân viên y tế. 

Yên tâm bạn nhé. 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Xin chào Bác sĩ, Cho em hỏi nếu sinh thường mà chọn phương pháp đẻ ko đau thì mình có cảm giác rặn con nữa ko ạ? Vì em nghe nhiều mom đã sanh trước đây bảo là nếu tiêm mũi thuốc đó thì mình ko có cảm giác để rặn con mà có khi chỉ rặn ra phân và em bé có nguy cơ bị ngộp phải chuyển qua sinh mổ ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Nhật Ánh - 31 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn

Khi đủ điều kiện sanh, Bạn sẽ được Bác sĩ và các Cô nữ hộ sinh hướng dẫn rặn sanh. 

Phương pháp giảm đau sản khoa không mất hoàn toàn cơn rặn của bạn. Bạn vẫn cảm nhận được bụng căng cứng và nặng ở phần bộ phận sinh dục. Lúc đó, bạn sẽ được Bác sĩ và các Cô nữ hộ sinh khám và theo dõi nếu đủ điều kiện sanh các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho bạn rặn. 

Bạn đừng lo ngại việc ra phân bạn nhé sẽ được nhân viên y tế vệ sinh, sát khuẩn bộ phận sinh dục trước khi đón bé chào đời và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Chào bác sỹ, em muốn biết rõ về giảm đau sản khoa là như thế nào, ai có thể được giảm đau sản khoa và làm sao để được yêu cầu giảm đau sản khoa ạ. Em cảm ơn bác sỹ.

Bích - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Để giảm đau, phương pháp gây tê ngoài màng cứng (NMC) là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé.

Tại khoa sanh của các bệnh viện, phương pháp “đẻ không đau” thường được tư vấn cho các sản phụ và hoàn toàn không bắt buộc. Kỹ thuật gây tê NMC trong “đẻ không đau” sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức (GMHS). “Đẻ không đau” được thực hiện 24/24 giờ tại khoa sanh khi sản phụ có nhu cầu.

Gây tê  NMC là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ GMHS sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang NMC ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ.

Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

Bác sĩ sản khoa hoặc Nữ hộ sinh là người quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện gây tê.  Đa phần, gây tê NMC được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều, hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ. Đôi khi “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm, miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

 

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Em muốn hỏi là khi em bắt đầu đau bụng nhập viện thì đến khi nào em được làm giảm đau sản khoa ạ? Và thuốc đó có tác dụng trong bao lâu?

Trần Thị Tuyết Nhung - 23 tuổi

Trả lời:

Chào Bạn

Khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn được chuyển đến Khoa Sanh - BV Từ Dũ. Tại đây, bạn được nhân viên y tế cung cấp thông tin về dịch vụ giảm đau sản khoa. 

Khi vào giai đoạn hoạt động (cơn gò tử cung đủ 10 phút có  3 cơn gò, cổ tử cung mở từ 3-4 cm là thời điểm tốt nhất để thực hiện giảm đau. Sau khi hoàn tất cuộc sanh, Bác sĩ sẽ cho chỉ định ngưng thuốc khoảng 30 phút sau thuốc sẽ hết tác dụng. 

CN. Phan Thị Phương Trinh - Khoa Sanh

Bác sĩ cho em hỏi em thuộc nhóm máu hiếm AB- việc sử dụng thuốc tiêm đẻ không đau có ảnh hưởng đến việc tiêm ngừa mũi anti D trong vòng 72h sau sinh không.

Ngoclinh - 24 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Bạn thuộc nhóm máu AB -. Điều này không ảnh hưởng đến việc làm đẻ không đau cũng như không liên quan đến việc tiêm ngừa mũi anti D.

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Chào Bác sĩ, em nghe nói đến đẻ không đau là phương pháp gây tê vào tủy sống để mình không còn cảm giác đau gì nữa, vậy đời thời điểm sanh em bé có gặp khó khăn gì không ạ, em có bị tê cả người đến không có cảm giác gì không, vì em sợ vậy em không biết có rặn sanh được không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn!

Lê Quỳnh Như - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn, 

Đẻ không đau là dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng (không phải trong tủy sống, khoang này nằm bên ngoài tủy sống, bắt đầu từ đốt sống cổ đầu tiên đến vùng cùng - cụt). Bằng kỹ thuật chuyên môn, người bác sĩ gây mê hồi sức sẽ xác định khoang này và luồn 1 ống thông nhỏ vào đó, thuốc tê được truyền liên tục để giảm đau cho đến khi sanh xong.

Trong đẻ không đau, tê tủy sống ít khi được thực hiện riêng lẻ, thường là tê tủy sống (lượng thuốc tê rất ít) phối hợp cùng tê ngoài màng cứng. Tê tủy sống cho phép giảm đau ngay sau khi tiêm. Còn tê NMC, sau liều lớn thuốc tê đầu tiên, phải mất khoảng 10 phút thì sản phụ mới hết đau.

Thuốc tê sử dụng trong tê NMC để giảm đau thường dùng với nồng độ rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vậy, việc rặn sanh sẽ diễn ra gần như bình thường, bạn có thể yên tâm. Việc truyền thuốc tê liên tục vào khoang NMC, ở một số sản phụ, đôi khi hoàn toàn không đau, hoặc có cảm giác nặng chân, Bs Gây mê phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Nói một cách dễ hiểu, mục tiêu của đẻ không đau là làm giảm 70-80% cảm giác đau, chỉ chừa lại 20-30% đau, đủ để sản phụ biết cơn gò gây đau, phối hợp rặn tốt khi cổ tử cung mở trọn.

Thân mến

BS. Tào Tuấn Kiệt - Khoa Gây mê hồi sức

Xem thêm

Các chuyên mục khác